Chứng minh tính đúng đắn câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại lên hòn núi cao"

Bài tham khảo 1

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta thực hiện tốt bài học đoàn kết nên đã liên tục vượt qua trở ngại để giành độc lập dân tộc. tinh thần đoàn kết ấy đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc và hơn thế nữa đã được đúc kết thành một chân lý giàu hình ảnh qua hai câu:

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Phải chăng bài học quý ấy đã được thực tế cuộc sống và lịch sử chứng minh để có thể mãi mãi là phương châm tốt đẹp cho chúng ta?

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Người xưa đã quan sát thực tế, mượn hình ảnh thiên nhiên để so sánh với con người. thực vây, một cây đứng riêng lẻ, dù có to đến đau vẫn rất đơn so với một rừng cây, và tất nhiên càng nhỏ bé đối với thiên nhiên bao la, đối với vũ trụ mênh mông. Do vậy, trước gió bão to, cây lớn đó có thể bị bẻ gãy. Trái lại, ba cây mọc gần nhau, cành lá tạo thành một khoảng rộng hơn có thể nương tựa vào nhau trước sức gió mạnh, rễ cũng đan xen nhau để cùng bám chặt đất nên khó bị bật rễ. Tất cả tạo thành một sức mạnh bề thế, vững chắc, tương tự như hòn núi cao.

Qua các hình ảnh quen thuộc và cách ví von có phần cường điệu hóa nói trên, câu ca dao gợi một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là sự hợp quần, là tinh thần đoàn kêt của tập thể con người. Nếu sự gắn bó của các loài cây kia tạo nên một sức mạnh thì tại sao con người không đoàn kết, gắn bó với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp để dễ dàng thành công. Đó chính là lời khuyên chân thành, là ý nghã thiết thực mà người xưa muốn gửi gắm đến chúng ta.

Trước hết trong cuộc sống, sức mạnh tập thể đã nhiều lần giúp ta vượt qua trở ngại về vật chất lẫn tinh thần. Một con đê núng thế cần rất nhiều bao đất, cần rất nhiều bàn tay, công sức của toàn thể nhân dân. Một con bệnh ngặt nghèo cần được tập thể bác sỹ hội chẩn, tìm phương cứu chữa. Nhiều bộ óc và tài năng tập hợp lại mới có kết quả tốt đẹp và chính xác về công trình lớn lao…

Tinh thần đoàn kết không những giúp cho ta vượt qua những trở ngai trong cuộc sống, trong lao động để đi đến thành công mà còn rất cần thiết trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước hiểm hoại ngoại xâm. Những trang sử hào hùng của dân tộc ta càng hiểu rõ tinh thần đoàn kết của dân tộc ta rất đáng tự hào, đó là những sức mạnh tạo nên những chiến công oanh liệt. Ngay từ trong gia đình, nếu ta yêu thương nhau, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cả gia đình được hòa thuận, hạnh phúc.ở xóm làng nếu biết đoàn kết một lòng thì tất cả sẽ yên vui, những tệ nạn xấu xa như trộm cắp, ma túy khó lòng xâm nhập. Nếu người dân cả nước biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau thì hoạn nạn nào không được khắc phục, khó khăn nào không vượt qua.

Chúng ta thấy giá trị của “ba cây chụm lai..” thật quý báu. Đoàn kết là sức mạnh vô địch, là phương châm sống và hành động để tồn tại và hạnh phúc. Qua đây, chúng ta càng thấy rõ được giá trị của sự đoàn kết và ai trong mỗi chúng ta còn cách sống đơn độc xin hãy có một suy nghĩ khác và hãy đoàn kết nhau để tạo nên một sức mạnh dân tộc.

Bài tham khảo 2

Dân tôc Việt Nam có truyền thống đoàn kết lâu đời. Từ xưa đến nay, đất nước ta bao phen bị giặc ngoại xâm, nhưng nhờ tinh thân đoàn kết dân tộc nhân ta đồng tâm hiệp lực kiên quyết chống trả quân thù, giữ vững nền độc lập thống nhất tổ quốc.

Tinh thần đoàn kết đó được ghi lại trong câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào thực tế đã chứng minh ra sao?

Một cây làm chẳng nên non

Tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ trên em nhận thấy một cây đứng riêng rẽ dù có to đến đâu cũng chỉ là một nét mong manh trên cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Nó không tạo được cái thế vững chãi to lớn hay gây cảm giác chắc chắn chỉ một cơn gió to đủ có thể vật ngã hay gây cảm giác chắc chắn, chỉ một cơn gió to đủ có thể vật ngã được. Trái lại, ba cây mọc gần nhau, cành lá rườm rà che đỡ lẫn nhau có thể cản dược sức gió, tạo thành bóng râm làm mát một vùng gợi ta nghĩ đến một khu rừng, một quả đồi một hòn núi.

Tự sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên câu tục ngữ gợi cho ta liên tưởng đến sự hợp quần, sự đoàn kết trong cuộc sống con người. Thấy kết của loài cây khi mọc gần nhau, cành lá rườm rà che đỡ lẫn nhau có thể cản được sức gió, con người chắc hẳn phải nghĩ nảy ra ý định đoàn kết tương thân tương trợ lẫn nhau. Đó chính là ý nghĩa mà câu tục ngữ muốn nhắn nhủ người đời. Thử nghĩ số nhiều thường hơn lẻ vả về vật chất lẫn tinh thần. Có nhiều cánh tay cùng làm thì công việc mau chóng hoàn thành, dù công việc đó to lớn, khó khăn. Nhiều bộ óc cùng nghĩ thì kết quả sẽ chắn chắn hơn. Ngày nay, khoa học ngày càng tiến bộ là do trí tuệ nhiều người đã hợp tác với nhau.

Trong lịch sử đấu tránh dựng nước sử sách còn ghi lại biết bao câu chuyện hợp quần chống lại giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Em quên sao được hội nghị của các bô lão tại điện Diên Hồng ngày xưa khi nước nhà bị xâm lăng. Khi vua Trần Nhân Tông nói về thế ta, thế giặc rồi hỏi “Nên hòa hay nên đánh”? các bô lão đều đồng thanh đáp “Đánh”. Và giặc nguyên hung hãn đã bị đánh tan. Và chẳn chúng ta cũng không thể quên được câu chuyện bó đũa, một người cha gọi các con mình lần lượt đến và đưa cho một bó đũa rồi bảo từng người bẻ bó đũa ấy. Từ người anh cả đến người em út không ai có thể thực hiện được yêu cầu ấy. Người cha bèn lấy từng chiếc rồi bẻ lần lượt một cách dễ dàng. Các con đồng thanh đáp:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo

– Đúng như thế các con đều thấy chia lẻ ra thì yếu hợp lại thì mạnh vậy các con phải biết đùm bọc lấy nhau. Phải chăng đó cũng chính là bài học đoàn kết cho tất cả mọi người. Bằng cách nói ngụ ý, giàu hình ảnh câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta một điều hết sức cần thiết trong cuộc sống. Con người không thể sống đơn độc một mình mà bao giờ cũng sống trong tập thể gia đình và xã hội rộng hơn là cộng dồng xã hội loài người.

Em mong sao trên trái đất này tất cả các dân tộc Việt Nam đều đoàn kết lại kể chống chiến tranh, chống đói nghèo bệnh tật cùng đấu tranh cho hòa bình

Leave a Reply