Có người cho rằng "biết dễ làm khó" có người lại cho rằng "biết khó làm dễ". Nêu ý kiến của anh chị?

DÀN Ý

I. Mở bài: Dẫn dắt câu nói "biết dễ làm khó" và "biết khó làm dễ"

II. Thân bài:

1. Phân tích "biết dễ làm khó"

- Người ta nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, nghĩ ra được phương pháp thì khá dễ nhưng thực hành thì cực kì khó. 

- Ví dụ như việc làm thí nghiệm hóa học, lý thuyết trong sách là thế nhưng thực hành thì mấy ai làm được? Do vậy thì biết dễ, có kiến thức đấy nhưng nếu không bước vào trải nghiệm, không chịu thực hành thì tất cả khó vẫn hoàn khó

Biết dễ làm khó

2. Phân tích "biết khó làm dễ"

- Người ta nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, nghĩ ra được một hướng đi, một phương pháp thì cực kì khó nhưng làm thì cực kì dễ

- Ví dụ là một câu chuyện có thực. Trước đây, có một cỗ máy rất phức tạp và đắt tiền bị hỏng. Rất nhiều kĩ sư giỏi giang đã được mời đến để sửa chữa nhưng không ai sửa được. Duy nhất có một vị kĩ sư trẻ là tìm ra được lỗi sai và vạch một đường kẻ rồi để cho nhân viên tiến hành sửa chữa. Anh ta lấy một số tiền là 5 số 0 phía sau USD. Nhiều người xầm xì là kẻ có 1 đường mà lấy nhiều tiền vậy thì không đúng. Nhưng khi viết biên lai thì anh kĩ sư đó viết tiền gạch là 1 đô còn tiền nghĩ và tìm ra lỗi hỏng đó là phần còn lại. Anh ta bảo rằng kẻ thì ai cũng có thể kẻ được thôi nhưng tìm ra được lỗi đó ở đâu thì mới thực là khó. Quả đúng như vậy, nếu anh không tìm ra nó thì cỗ máy đó sẽ là một khối sắt vụn chiếm chỗ trong nhà kho mà thôi.

3. Bàn luận:

- Dù là nhận định nào thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết mà thôi.

- Trong mỗi trường hợp thì nhận định này đúng và nhận định kia sai. Tất cả chỉ có tính chất tương đối.

III. Kết bài: Khẳng định lại việc đúng trong từng trường hợp chứ không phải trong tất cả trường hợp. Bởi vạn sự chỉ có tính tương đối.

Leave a Reply