Em hãy nêu lý tưởng sống của người con trai thời Trần qua bài "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão

* Tựa đề:

Thuật có nghĩa là bầy tỏ, hoài là mang trong lòng. Thuật hoài nghĩa là bầy tỏ khát vọng, hoài bão. Đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Điều đáng chú ý của baì thơ này ở chỗ người tỏ lòng là một vị tướng đang giữ trọng trách nặng nề nơi biên ải.

* Hai câu đầu:

- Câu 1 khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế và hành động. Hoành sóc nghĩa là cặp ngang ngọn giáo. Người trai cầm giáo đã mấy thu sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước. Tư thế ấy lại đặt trong không gian kỳ vĩ của giang san. Tất cả những chi tiết trên đã dựng lên bức chân dung oai phong lẫm liệt của người trai thời loạn.

Lí tưởng sống của con trai thời Trần

- Câu 2 là hình ảnh ba quân. Ngày xưa, quân lính thường chia làm ba đội gọi là tiền quân, trung quan, hậu quan. Vì thế, câu thơ nói đến ba quân là ca ngợi sức mạnh của toàn dân tộc. Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu, câu thơ có thể hiểu theo hai cách. Khí thôn Ngưu là khí thế nuốt được cả con trâu (chú giải của sách giáo khoa), cũng có thể hiểu là nuốt cả con ngưu. Cả hai cách hiểu đều nói đến khí thế mạnh mẽ của dân tộc. Đây là hình ảnh ước lệ quen thuộc thường gặp trong thơ cổ nhưng đặt trong hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, hình ảnh này lại gợi lên những cảm xúc chân thực vì phản ảnh hào khí của thời đại.

- Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau. Thời đại hào hùng tạo nên những con người anh hùng, ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức mạnh làm nên hào khí của thời đại. Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của tác giả về quân đội của mình, về con người và thời đại của mình. Tác giả nói về chính mình vừa nói tiếng nói cho cả thế hệ.

* Hai câu sau:

- Đến đây bài thơ mới bầy tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình. Đó là lập công danh nam tử, tức là công danh của đấng làm trai theo lý tưởng phong kiến. Người xưa quan niệm, làm trai là phải có sự nghiệp và danh tiếng để lại muôn đời. Chí làm trai được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi. Phạm Ngũ Lão đã bầy tỏ khát vọng được đóng góp cho đất nước, xứng đáng là kẻ làm trai. Khát vọng thật đẹp và cao cả.

- Nhưng thật bất ngờ, câu kết bài thơ lại là nỗi thẹn:

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

(Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

Vũ Hầu là Gia Cát Lượng, quân sư nổi tiếng đã giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình tài giỏi như Vũ Hầu để lập công giúp nước. Đây là nỗi thẹn cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách. Vì sao? Phạm Ngũ Lão là người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Vậy mà ông vẫn còn cảm thấy mình vương nợ với đời, còn phải thẹn khi nghe thuyết Vũ Hầu. Điều đó nói nên khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

- Nếu hai câu đầu của bài thơ khắc hoạ chân dung người trai Đại Việt với vẻ đẹp oai phong bao năm bền bỉ bảo vệ đất nước thì hai cau sau bộc lộ chí lớn và cái tâm cao cả của người tráng sĩ.

* Kết luận:

Bài thơ súc tích, ít lời nhưng đã nói nên lí tưởng nhân sinh của kẻ làm trai: lập công danh không phải chỉ để vinh thân vì phì gia, mà vì dân tộc; khi đã có công danh, còn phải phấn đấu vươn lên không ngừng.

Leave a Reply