Em hãy phân tích một vài bài ca dao - dân ca để làm rõ những nét đẹp tâm hồn và sự tài hòa của người bình dân Việt Nam ngày xưa

Chọn hai bài ca dao dân ca: “Tát nước đầu đình” và bài “Rủ nhau..?

“Tát nước đầu đình” => nét đẹp tâm hồn: thông minh, nhạy cảm, trẻ trung, mạnh mẽ, hồn nhiên, chân thành, lãng mạn.

* Tài hoa:

- Dẫn dắt vấn đề một cách tài tình nhuần nhuyễn, duyên dáng, từ ngữ chọn lọc tinh tế, phù hợp, chính xác đến độ không thể thay thế.

Chuyện tát nước là chuyện thường xuyên gắn bó những con người lao động với nhau

- Âm điệu phong phú chuyển đổi phù hợp với cảm xúc, với giọng điệu trữ tình của nhân vật trong ca dao.

Rủ nhau xuống bể mò cua nét đẹp tâm hồn: cần cù trong cuộc sống, chân thành thủy chung, yêu thương đằm thắm dù cuộc sông vô vàn gian khổ.

* Tài hoa:

- Từ rất chọn, rất tinh tế.

- Biện pháp tu từ rất phong phú: tương phản, ẩn dụ.

- Nhịp thơ thay đổi linh hoạt, giọng điệu phù hợp.

Đó chỉ là một vài bài ca dao dân ca tiêu biểu, nói lên được vài nét trong vẻ đẹp tâm hồn vốn rất trong sáng, nhân hậu, dạt dào tình nghĩa của nhân dân ta xưa.

=> Là viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

Chú ý: Khi làm bài nhớ phải đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm rõ những chứng cứ trên.

VD: Qua lời hát giao duyên của chàng trai làng, tác giả đã thể hiện được nét trẻ trung hồn nhiên, nhưng cũng rất thông minh, tế nhị trong giao tiếp:

“Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà”

Câu ca dao giản dị mà mở ra bao nhiêu điều, gợi lên bao nhiêu cảnh: Chuyện tát nước là chuyện thường xuyên gắn bó những con người lao động với nhau, vì tát nước thì phải có hai người, vừa làm vừa trò chuyện hoặc hát lên những câu ca tình tứ cho vơi nhọc nhằn, cho việc chóng xong. Chuyện bỏ quên áo. Cái áo là một tứ thơ rất quen mà rất lạ. Quên bởi vì rất đời thường, lại được sử dụng trong thơ ca như một mô tip nghệ thuật truyền thống để ẩn dụ cho tình yêu, cho hình ảnh của người thương, cho sự nồng nàn, say đắm trong việc ngỏ ý đưa lời. Lạ là mỗi khi nhắc đến hình ảnh này, nó vẫn cứ gợi lên cho người nghe một cảm giác xao xuyến, bồi hồi nhưng mới mẻ, như mới nghe lần đầu. Vì tình yêu có cái gì kì diệu của nó: lúc nào cũng xanh tươi ngời ngợi, cũng lạ lẫm kì diệu! Như thế đó, chỉ vài câu thôi mà đã gây xao xuyến bao nhiêu. Rồi lại thêm hình ảnh “cành hoa sen” nữa chứ! Xinh đẹp, giản dị và cũng rất cao quý, hương không đậm, không gắt mà chỉ thoáng nhẹ, nhất là sen nở trong đầm đong đưa trước gió. Nó mảnh mai, yểu điệu, nó hồng hồng phơn phớt, nó thon thả thanh tú như gợi ra đôi mắt lá răm, đôi má ửng hồng, dáng hình thanh mảnh, tính cách trắng trong, hương thầm thiếu nữ... Trời ơi, biết bao nhiêu là gợi mở cho trí cho lòng ta bay bổng về cái đẹp cái hay của tình ý chàng trai muôn gởi trao cho cô gái quê qua lời ca tiếng hát.. Nhưng tài tình và ý nghĩa hơn cả là tác giả đã tổng hợp cả hai tổ hợp “áo” và “hoa sen” để tạo ra một hình tượng mới: “chiếc áo trên cành hoa sen”. Nó có vẻ không thật, nó có vẻ ngoa ngôn, nhưng lại đầy ấn tượng. Phải chăng đó là cách gây chú ý một cách thông minh của chàng trai? Đúng vậy, một hình ảnh lạ lẫm nữa khiến người ta phải dừng sững lại và lắng tai nghe. Quả là tinh tế và khôn ngoan! Hơn nữa hình tượng đã mở ra cho người nghe một trường liên tưởng mới vô cùng trữ tình và lãng mạn: Cái áo là chính anh đấy thôi, chẳng phải vậy sao? Hãy nghe người bình dân trao gởi tình cảm thắm nồng cho nhau qua chiếc áo:

“Chàng về để áo lại đây

Để đêm em đắp kẻo ngọn gió tây lạnh lùng”

Tát nước đầu đình

“cành hoa sen” chẳng phải là em sao? Phải chăng chàng trai muốn dùng cách nói ẩn dụ kép này để trao gởi tình yêu một cách tình tứ mà vẫn tế nhị, kín đáo? Sự khôn ngoan, hồn nhiên, ràng buộc càng tiến xa hơn nữa khi chàng trai lém lỉnh liến thoắng tiếp lời ngay sau câu hỏi để kéo cô gái vào cuộc:

“Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà?”

Lời lẽ câu trước thì nhẹ nhàng, lịch sự, nhưng câu sau thì nước đôi, ỡm ờ. Cái nước đôi ưỡm ờ đầy nam tính tạo nên một nét duyên cho câu ca. Vả lại câu chữ chứng tỏ người nói có trình độ lắm chứ không phải người vụng về ít học. Mỗi chữ “làm tin” thôi đã mang nhiều ngụ ý. Kiểu ngụ ý của Truyện Kiều sau này:

“Rằng trăm năm cũng từ đấy

Của tin còn một chút này làm ghi”

Câu chữ không hời hợt, dễ dãi chút nào! Thâm thúy lắm! Tài hoa lắm! Hơn nữa có nói thế thì mới có điều kiện để kể về chiếc áo, mà em có giữ áo của anh, thì hoàn cảnh của anh, tình anh được minh chứng rõ ràng. Quả thật đáng khâm phục cho cái lí, cái tình của người xưa.

Tâm hồn người dân quê sau lũy tre xanh ngày xưa vừa trong sáng ngọt ngào như hương đồng gió nội, không gợn chút bụi của toan tính dối lừa. Họ nhạy cảm trước mọi vẻ đẹp của tự nhiên, của cuộc sông. Họ không để cho nhọc nhằn của năm tháng làm hủy diệt tình yêu thương tha thiết, mặn nồng trong tim họ. Họ không để cho mồ hôi nước mắt của cuộc đời một nắng hai sương làm bào mòn cái tài hoa thiên phú của họ. Có lẽ cũng chẳng cần nói thêm những lời ca ngợi, xin cứ đọc lên, hát lên những lời thơ trữ tình dân ca của người xưa sẽ tự cảm nhận được tất cả.

Chú ý: Các ý khác cứ đưa dẫn chứng và phân tích sẽ thấy rõ.

Leave a Reply