Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?... Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân

CÁC Ý CHÍNH

Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội

Lối nói “có duyên” này mời chào tự nhiên: thiên về ý của chủ thể trữ tình, anh đi chăng? Tùy theo ý của anh, nhưng anh hãy để cho trái tim mình lắng nghe lời của gió ngàn.

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Gió ngàn, gió từ miền tây Tổ quốc, gió mang theo hơi ấm nghĩa tình nồng thắm của chốn “non xanh nước biếc”, của “Trăng xưa hạc cũ với xuân này”; gió mang theo nguồn sáng bất diệt của Đảng và đang “rú” lên tiếng “gọi” những trái tim, bàn tay, khối óc của con người góp phần làm cho Tây Bắc, Tổ quốc thêm tươi đẹp.

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

“Ngoài cửa ô?” một dấu hỏi tu từ đặt lưng chừng câu thơ với dụng ý nghệ thuật gì đây? “Tàu đói những vành trăng”; trăng trở thành một chủ thể chính trong câu thơ ngọt ngào ánh sáng. “Trăng” ở đâu biểu tượng cho khát vọng cháy bỏng của con người, dưới lời ca tiếng hát của “con tàu” bỗng vụt trở thành một, rồi hàng ngàn vành trăng ngàn, lấp ló trên đỉnh núi xa xanh.

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?

Tiếng “rú” của gió ngàn thức tỉnh cuộc sống chật hẹp, tù túng “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”, giải thoát cho lối sống tầm thường ích kỉ.

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia

Không chịu “mở hồn ra để đón lấy những vang động của đời” thì sẽ “chẳng có thơ dâu”, sẽ chẳng có cái đẹp nào nảy nở trên dải đất sa mạc khô cằn. Tâm hồn anh, tức là cái gốc, cái rễ, cái nhân văn đã bám chắc vào mảnh đất Tây Bắc, mảnh đất đã bao lần chảy nhựa và máu dưới sức ép của Na-pan, nay mới được hồi sinh và đang đón chờ những “giọt mồ hôi đổ xuống đồng”.

Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng

Nơi máu đỏ tâm hồn ta thấm đất

Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.

Đến với Tây Bắc, trở về với Tây Bắc để gặp lại “xứ thiêng liêng rừng núi dã anh hùng”, mảnh đất “anh hùng của thế kí hai mươi”, mảnh đất đã nhuốm đỏ biết bao nhiêu máu của đồng bào ta, nhân dân ta. Và ở đây cũng đã có bao xác quân thù phải vùi ngập dưói đất đen, vùi xác ở nơi “cỏ nội đầm đìa máu đen". Máu đổ xuống, bông lúa trĩu hạt vươn lên, máu của “các anh chị, các em ơi” đã không bị quên lãng. Ngược lại, lòng đất đã ghi nhận làm “dạt dào đã chín trái đầu xuân”.

Leave a Reply