Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?.. Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân

CÁC Ý CHÍNH

Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?

Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ

Tình cảm của những con người thôn dã thật đẹp êm đềm và nặng lòng thân thương, có sự truyền cảm đặc biệt từ hai không gian khác nhau làm cho lòng người háo hức.

Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội

Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga?

Muốn chắp cánh bay về với Tây Bắc “mái ngói đỏ hồng”

Trước cảm xúc trào dâng mãnh liệt, ý tưởng thơ lãng mạn bay bổng muốn chắp cánh bay về với Tây Bắc “mái ngói đỏ hồng” đỏ hồng một màu chiến thắng và sắc màu hi vọng vào tương lai tràn trề sức sống của dân tộc.

Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng

Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào

Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến

Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao

Khổ thơ này là sự tiếp nối cho ý thơ trên, cảm xúc vẫn trào dâng, trào dâng thành những luồng sóng nhớ nhung không nguôi lòng. Nỗi nhớ trải dài từng con người, từng giọng nói của xứ sở Tây Bắc. Tây Bắc giờ đây tươi đẹp với lúa chín rì rào, cò bay thẳng cánh. Nhân dân lao động trên những luống cày thẳng tắp, trên những mảnh đất bốc lửa căm hờn và đầy gian lao.

Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ

Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ

Khúc hát lên đường, ngập tràn hạnh phúc vì lên đường “lao động là vinh quang” cho Tổ quốc, cho nhân dân cần lao đã phải đổ máu vì “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đường lên Tây Bắc đẹp lắm và Tây Bắc là mảnh đất cho mọi ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật:

Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa

Nay trở về, ta lấy lại vàng ta.

Đường lên Tây Bắc đẹp lắm

Cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc chiến tranh do “thằng Pháp mắt xanh mũi lõ” gây ra đã tắm “vàng ta” trong những bể máu, chúng tiếp tục lấy máu của nhân dân ta để làm những trò man rợ trên sân khấu đời núp dưới chiêu bài “tự do”, “bình dẳng”, “bác ái” chúng đâu có biết, trái tim Việt Nam có màu gì? Ai phủ định màu máu đỏ trong tim, màu máu rực rỡ "chúng tôi dùng ba phần tư trái tim chúng tôi cho tình yêu. Yêu Tổ quốc, yêu dân tộc minh và các dân tộc khác yêu sự sống, hoà bình, yêu thơ ca. Đấy là điều chính yếu... và thơ là một trong những vũ khí quý báu của chúng tôi” (Chế Lan Viên). Bởi vì chúng ta hiểu rằng: Tổ quốc, truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam là yêu thương “chúng tôi chỉ dành một phần tư trái tim mình để căm ghét quân thù”. Kẻ thù hung ác, bạo tàn, đã phải cúi đầu nhục nhã trước bao trái tim Việt Nam cao cả của tình yêu đã thấm nhuần trong từng thớ đất ruộng đồng Việt Nam.

Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?

Mỗi đêm khuya, không uống một vầng trăng

Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống

Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

“Con tàu” của Chế Lan Viên thật mơ mộng! “Con tàu” như đã biến thể trở thành một con người, con người như trong thơ Tố Hữu.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

“Con tàu” của nhà thơ cũng thế nhưng lãng mạn hơn nhiều.

Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng!

Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng

“Tàu” “uống một vầng trăng”, hình ảnh thơ lãng mạn quá! Liệu rằng Chế Lan Viên của chúng ta có đi chệch ra khỏi đường biên của nghệ thuật không? Không, thưa rằng không, tàu và vầng trăng ở đây là hiện thân sống của con người và chân lí cách mạng đã nhuộm đầy “chất Mác - Lênin” trong từng hơi thở, trong nhịp đập của trái tim, hồn người. Hãy đọc tiếp hai câu cuối cùng của “Tiếng hát con tàu” sẽ thấy được cái tài hoa liên tưởng, so sánh của nhà thơ.

Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống

Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân

Những câu thơ đẹp, ý thơ hay, dưới “tác động nghệ thuật” của “con tàu” đã không còn chỉ là lời mời gọi, giục giã mà đã cất lên tiếng hát khúc hát lên đường, lôi cuốn và lãng mạn. Đó là khúc hát của tâm hồn khi tìm thấy suối nguồn của niềm vui và vẻ đẹp vô tận của cuộc đời.

Leave a Reply