Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa... Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

CÁC Ý CHÍNH

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường

Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương

Kháng chiến mười năm trường kì gian khổ, ngọn lửa dân tộc bùng cháy rực trời và âm ỉ đến muôn nghìn năm sau không tắt, “ngọn lửa cách mạng cao hơn nghìn ánh sáng” (Chế Lan Viên) đã soi đường cho con đi. Nhịp thơ, giọng thơ đang phơi phới bốc men say hào hùng, chuyển sang giọng tâm tình tha thiết.

Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

Cho con về gặp lại mẹ yêu thương

Dù cho con có đi đến trăm núi, ngàn khe, vượt qua bao chông gai cuộc đời thì lòng con vẫn luôn nhớ đến “Mẹ yêu thương” mẹ của muôn lòng, mẹ của Việt Nam “máu và hoa” ấy.

Niềm khao khát, nhớ mong mãnh liệt và hạnh phúc, sung sướng vô cùng của nhà thơ khi trở về với nhân dân.

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ” Niềm sung sướng vô biên khi lòng người lại đến với lòng người nơi mảnh đất quê hương thắm thiết nghĩa tình. Biểu lộ niềm hạnh phúc lớn lao này, tác giả đã sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh độc đáo rất thông minh và tài hoa nghệ sĩ “nai về suối cũ” nồng ấm biêt bao! Con nai ở đây là hình ảnh biểu tượng thể hiện được sự gắn bó, tình cảm chân thành, thắm thiết chứ không là chú nai con của Xuân Diệu.

Tôi là con nai, bị chiều đánh lưới

Không biết về đâu, đứng sầu bóng tối

Chú nai con của Xuân Diệu ngỡ ngàng, ngơ ngác đứng giữa không gian mênh mông, bao la một màn đêm bao phủ. Có cái riêng của hai thế giới trước và sau, ngày nay chú nai tơ của Chế Lan Viên đủng đỉnh trở về lại với “suối cũ”, lòng mừng vui khôn xiết.

Những cụm cỏ mùa đông, cũng chịu đựng cái giá rét cắt da cắt thịt của mùa đông xứ lạnh, một sức sống bền bỉ, dẻo dai vẫn bám chắc lấy lòng đất để đón chờ những hạt mưa phùn rơi rơi trên rẻo cao sẽ trào dâng lên một sức sống mãnh liệt, tràn trề.

Những hình ảnh này vừa có vẻ dẹp mượt mà, thơ mộng lại vừa có sự hoà hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực.

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

Lời thơ, ý thơ đã nhấn mạnh được niềm hạnh phúc tột độ, ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân. Đối với nhà thơ, trở về với nhân dân không chỉ riêng là hạnh phúc, khao khát mà còn là lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật của tình cảm.

Leave a Reply