Hãy viết chứng minh rằng: Văn học dân gian bộc lộ đầy đủ đời sống tình cảm người dân lao động

Ca dao là khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm con người. Ca dao là một từ Hán-Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. Ca dao là một bộ phận lớn của nền Văn học dân gian Việt Nam

Ngay từ ấu thơ, ca dao đã gắn với cuộc đời của mỗi chúng ta. Những lời hát, điệu ru lớn dần theo năm tháng. Ca dao - tiếng nói trữ tình dân gian trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Giống như tất cả các thể loại của văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng trung tâm là con người, khám phá, phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống con người. Với người bình dân, tình và nghĩa luôn quyện chặt làm nên đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc. Trong khi thổ lộ tâm tình - gắn với cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh xã hội và quan hệ tình cảm, ca dao luôn hướng về con người - nhân dân. Những câu hát phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn của người bình dân. Đời sống vật chất và tinh thần ấy hiện lên qua những rung cảm mãnh liệt, tinh tế đa dạng, độc đáo và sâu sắc, tô đậm thêm vẻ đẹp con người, bộc lộ chất nhân văn cao cả. Nói đến chất nhân văn trong ca dao là nói đến vẻ đẹp con người cả hình thức lẫn nội dung, từ bên ngoài đến bên trong, từ hiện thực đến tâm hồn, là Con Người viết hoa. Chất nhân văn đem đến nhận thức và rung động về con người, theo khuynh hướng ca ngợi, trân trọng, thương yêu, tin tưởng, bảo vệ con người và chống lại tất cả các thế lực xấu xa thù địch với con người. Đặc biệt, trong bất kì hoàn cảnh nào, phẩm giá, nhân cách luôn được đề cao.

đời sống tình cảm người dân lao động

Chất nhân văn trong ca dao gắn với quan niệm về con người của người bình dân, thể hiện ý thức và tình cảm của người bình dân, gắn với một quan niệm khoẻ khoắn, lành mạnh, trong sáng của chính người lao động. Là quá trình tự nhận thức bản thân của người bình dân trong hoàn cảnh cuộc sống vất vả, chịu đựng nhiều nỗi bất bình, tủi nhục, đắng cay vẫn giữ được bản chất tốt đẹp, tình nghĩa đậm đà. Trước hết, đó là vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với tự nhiên: con người bao giờ cũng là trung tâm của những vẻ đẹp tự nhiên, đem lại sức sống và nét hài hoà cho thiên nhiên vũ trụ. Thiên nhiên trong ca dao bao giờ cũng được mô tả ở nét tinh tế, gợi cảm và trữ tình nhất, gắn với cảm quan thẩm mĩ dân gian cụ thể, tinh lọc. Thậm chí có những bài chỉ tả cảnh nhưng cũng giúp nhận ra tấm lòng với thiên nhiên, sự gắn bó con người với thiên nhiên. Tiếp đến là vẻ đẹp con người trong các quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội: nền tảng xã hội là bất công, những xung đột giữa các giai cấp đối kháng - kẻ thống trị và người bị trị. Vì vậy, ca dao là sự dồn nén của tinh thần đấu tranh, sức phản kháng mạnh mẽ của người bình dân. Sức sống con người bộc lộ ở nét cứng cỏi trong nhân cách, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn tìm cách vượt lên những áp lực, định kiến xã hội, chiến thắng số phận, tin tưởng tương lai và đứng về phía lẽ phải. Chất nhân văn bộc lộ rõ nhất trong lao động sản xuất và đấu tranh xã hội: cần cù, bền bỉ, nhẫn nại, luôn ý thức rõ giá trị của chính mình. Đó là tầm vóc vĩ đại của nhửng con người bình thường. Không những thế, vẻ đẹp nhân văn còn bộc lộ trong những quan hệ riêng tư, gắn kết con người với con người, đi sâu vào đời sống tình cảm của con nguời. Vẻ đẹp ấy hiện lên đằm thắm, nồng hậu, trọn vẹn cả hai mặt nghĩa và tình. Tinh thần trọng nghĩa khinh tài, quan niệm đạo lí thủy chung được đề cao trong những mối quan hệ gia đình, tình làng nghĩa xóm… giữa những người cùng chung cảnh ngộ. Ca dao là tiếng lòng tha thiết, làm đẹp thêm tâm hồn con người trongnhững ân tình nhắn nhủ hướng về quê hương, những con người cùng tâm tư, đồng điệu về cảm xúc. Từ đó, ca dao tạo nên những cung bậc trạng thái, cảm xúc uyển chuyển, đa dạng diễn tả tâm hồn người bình dân, hướng tới những giá trị ổn định, vững bền: thương người, tương thân tương ái, đoàn kết.

Đặc biệt, vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với bản thân tạo nên tiếng nói nội tâm thầm kín và mãnh liệt nhất, luôn thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha, hướng đến cái cao cả hoàn thiện. Vẻ đẹp đáng quí ở cái hồn nhiên chân thật, mạnh mẽ đầy cá tính, giản dị bộc trực. Bên cạnh đó là sự bay bổng của trí tuởng tượng ắp tràn ước mơ, khát vọng sống của người lao động. Giá trị của chất nhân văn trong ca dao: giúp người đọc khám phá những vẻ đẹp hiện thực cuộc sống bình thường, làm phong phú nhận thức của con người, nâng cao đời sống tinh thần và bồi đắp tâm hồn con người ngày càng tốt đẹp hơn. Chất nhân văn là kết tinh, hội tụ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn mọi thế hệ, là sự gắn kết mạch nguồn dân tộc từ quá khứ đến tương lai.

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.

Một tay chuốt chỉ luồn kim

Một tay làm ruộng, tay tìm hái rau.

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vay gạo, tay cầu cúng ma.

Một tay khung cửi, guồng xa

Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa.

Một tay đi củi, muối dưa

Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn.

Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay.

Bồng bồng con ngủ con say

Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

Bạn bè là nghĩa tương thân,

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Leave a Reply