Nêu cảm nhận của em về đoạn văn sau: "Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi... Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương"

Đề bài:

Nêu cảm nhận của em về đoạn văn sau:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Bài làm:

Trong rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ, mỗi nhà thơ có cách viết, cách thể hiện và diễn đạt khác nhau. Đọc bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, tôi thật sự rung động và cảm phục bởi những ý tứ rất mới, giàu suy nghĩ và hình tượng khi mô tả về bước đường bôn ba tìm đường cứu nứơc của Bác Hồ.

Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám. Sau Cách mạng tháng Tám và cho đến cuối đời, Chế Lan Viên càng nổi tiếng hơn, bởi những khảo nghiệm về thơ của ông.

Đọc thơ ông ta thấy được chất trí tuệ, mà lại say đắm lòng người. Từng chữ, từng câu thơ, được ông chắt lọc, tinh luyện đến độ chín muồi. Đọc “Người đi tìm hình của nước” chúng ta sẽ cảm nhận được sự tài hoa trong sử dụng ngôn từ của ông:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Từ mở đầu bài thơ, Chế Lan Viên đặt người đọc ở góc độ phải suy nghĩ. Vì sao đất nước đẹp vô cùng mà Bác phải ra đi? Sự day dứt trong nỗi hờn vong quốc được tác giả khắc hoạ sâu hơn ở khổ thơ kế tiếp:

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Đọc đoạn thơ trên tôi xúc động. Hồi tưởng lại tâm sự của Bác Hồ lúc ấy. Nỗi dằn vặt, day rứt trong lòng Bác chứa đựng sâu lắng trong câu thơ cuối khổ: “Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương” ! Đó là niềm cảm hoài ly xứ của Bác khi đã dời chân đi, biết rằng mình ra đi là tìm đường cứu dân, cứu nước nhưng sao lại cảm thấy nghẹn ngào thương đồng bào còn đắm chìm trong nô lệ, cam chịu sự thống trị của thực dân đế quốc.

Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ tác giả đã đã sử dụng nghệ thuật tạo ấn tượng tương phản và so sánh. Từ chỗ nói lên bối cảnh của thời cuộc, vẽ lên những số phận của con người đồng thời hàm ý nói đến nỗi đau của dân tộc, lại mở ra cho người đọc thấy được ý nghĩa sâu xa của lòng quyết tâm, lòng yêu nước vĩ đại của Bác Hồ

Leave a Reply