Nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam săn

Văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở nước ta từ lâu đã trở thành một bộ phận quan trọng trong di sản văn hóa tinh thần của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Nói đến vốn quý ấy, không thể không nhắc đến sử thi Tây Nguyên, đặc biệt là sử thi - khan ê-đê, “một trong những phát hiện kì thú bậc nhất về văn học dân gian Việt Nam”. Trong số các tác phẩm hiện còn được lưu giữ, Bài ca chàng Đam Săn là kết tinh giọt tâm hồn, hạt trí tuệ của con người nơi đây. ơ bài viết này, chúng tôi bước đâu tìm hiểu về “Nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn”.

hình tượng Đam săn

Trước đây, một số học giả phương Tây như L. Xabachiê, G. Côđôminas đã nhìn nhận tác phẩm khan này từ quan điểm dân tộc, xã hội học thuần túy nên chỉ coi hiện tượng trùng điệp ở đó là “những tình tiết, những lời lẽ giống nhau và những sự trùng lặp tẻ ngắt” mà không đánh giá nó như một nghệ thuật đặc thù của thi pháp sử thi.

Sau Cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam, Bài ca chàng Đam Săn ngày càng được nghiên cứu theo bề rộng và bề sâu hên ngành. Đã có không ít bài viết trên các báo, tạp chí, các chương mục trong giáo trình đại học, cao đẳng đến những chuyên luận công phu chỉ ra vẻ đẹp của ngôn ngữ sử thi - khan. Đáng chú ý nhất là nhận định của cố Giáo sư Võ Quang Nhơn trong Sử thì anh hùng Tây Nguyên. “Những điệp khúc đó được chắt lọc, cô đúc lại thành những khuôn mẫu tương đối bền vững”, “những khuôn mẫu đã định hình trong quá trình sáng tạo nghệ thuật sử thi”. Song nhìn chung, mọi ý kiến mới dừng lại ở mức đánh giá khái quát, có ý nghĩa định hướng, gọi mở cho bài viết này.

Dựa vào đặc trưng thể loại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ sử thi Bài ca chàng Đam Săn với tư cách là một thành tố ngữ văn dân gian trong chỉnh thể nguyên hợp của văn hóa dân gian. Nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn với các biểu hiện cụ thể như điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc... được tìm hiểu qua lời kể sử thi về Đam Săn, lời các nhận vật khác nói về Đam Săn và lời của chính Đam Săn. Bài viết của chúng tôi chỉ bàn về đặc điểm, vai trò và giá trị thẩm mĩ của thủ pháp này.

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu văn bản Bài ca chàng Đam Săn (Đào Tử Chí dịch, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1997) và phân loại vấn đề theo một số tiêu chí sau:

1. Theo chi tiết được trùng điệp: mái tóc Dam Săn (3 lần), trang phục Dam Săn (6 lần), sự giàu có của Dam Săn (8 lần), danh tiếng Dam Săn (5 lần), sự hùng cường của Dam Săn (9 lần), Dam Săn đi bắt voi dữ (5 lần), Dam Săn đánh nhau với các tù trưởng khác (11 lần), Dam Săn khóc (6 lần), Dam Săn nghỉ sau mỗi chiến công (5 lần).

2. Theo điểm nhìn khi trùng điệp: lời người kể chuyện nói về Dam Săn (26 lần).

3. Theo hình thức trùng điệp: điệp từ (6 lần), điệp ngữ (47 lần), điệp khúc (9 lần).

Căn cứ vào những số liệu trên, có thể đưa ra một số nhận xét chung về đặc điểm nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn:

Thứ nhất, nghệ thuật trùng điệp được sử dụng với tần số cao (62 lần). Về hình thức, điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc xuất hiện ở các câu, các đoạn, các chương riêng lẻ hay có khi liên tiếp trong từng đoạn, từng chương. Về cách thức, các câu chữ khi được lặp lại hoàn toàn, lúc lại được diễn đạt theo nhiều kiểu khác nhau.

Thứ hai, nghệ thuật trùng điệp sử dụng kết hợp hài hòa với nghệ thuật so sánh, nghệ thuật cường điệu.... Thủ pháp so sánh trong ngôn ngữ trùng điệp vừa có vai trò khái quát hóa hiện thực, vừa làm cho hình tượng nhân vật hiện lên cụ thể, sống động. Thủ pháp cường điệu trong ngôn ngữ trùng điệp có tác dụng xây dựng những con người lí tưởng, phi tường để người Tây Nguyên được sống trong “sự huyền ảo có thực”, “niềm tin có thật về một quá khứ hào hùng đã qua”.

Thứ ba, tỉ lệ giữa các chi tiết được trùng điệp không đều nhau. Chỉ chi tiết nào miêu tả đặc điểm tiêu biểu của Đam Săn mới được trùng điệp với tần số cao còn một số chi tiết khác chỉ được lặp lại vài ba lần để làm nền cho nhân vật xuất hiện. Đây cũng là một nét đặc sắc của tư duy Tây Nguyên.

Sử thi chỉ xuất hiện ở “thế kỉ của những anh hùng”. Vì vậy, nhân vật trung tâm của thể loại này là mẫu người anh hùng lí tưởng của thời đại. Ớ Bài ca chàng Đam Săn, hình tượng người tù trưởng Đam Săn là kết tinh vẻ đẹp của bộ tộc Ê-đê trong buổi bình minh lịch sử cộng đồng. Nghệ thuật trùng điệp có vai trò quan trọng trong việc khắc họa sâu đậm, nổi bật, sống động từng đặc điểm, phẩm chất của chàng: từ ngoại hình đến sức mạnh, lí tưởng... Đồng thời, thủ pháp này cũng tạo nên những định ngữ nghệ thuật tiêu biểu khi xây dựng nhân vật trung tâm - “hình ảnh anh hùng mang tính chỉ định”. Sự thay đổi điểm nhìn khi trùng điệp các chi tiết làm cho hình tượng Đam Săn hiện lên toàn diện hơn: từ phương diện khách quan đến phương diện chủ quan. Quả thực, “người tù trưởng của các tù trưởng" ấy đã thu hút tâm lực mãnh liệt của trí tuệ dân gian: “Người ta phục Đam Săn có tài, đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đam Săn lên nói chuyện với trời, đi chơi cùng rừng núi, đi bắt Nữ thần Mặt Trời để làm vợ lẽ. Người ta ước mơ sống một cuộc đời thật giàu sang (...). Đó là điểm chính làm người ta thích nghe chuyện Đam Săn, nghe mãi không thôi, nghe kể liền ba bốn lần không chán (Y Wang Mlo Dun Du - Lời giới thiệu Bài ca chàng Đam Săn).

Nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam săn

Khi nói Bài ca chàng Đam Săn tiêu biểu cho những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật sử thi thì thủ pháp trùng điệp được coi là một trong những yếu tố thi pháp thể loại đặc thù. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc không chỉ tạo nên dung lượng đồ sộ, kết cấu chương khúc cho tác phẩm mà còn thể hiện đậm nét tính trang trọng ở giọng điệu ngợi ca và sự trầm hùng của âm hưởng sử thi. Cách diễn đạt độc đáo ấy còn mang lại hiệu quả thẩm mĩ diệu kì về tính nhạc, chất thơ cho mỗi câu chữ, lời kể. Nó là sợi dây nối kết các vế trong cùng một câu, các câu trong cùng đoạn, xóa nhòa khoảng cách giữa các điệp khúc ở mỗi chương. Tính trì hoãn sử thi cũng được tạo nên từ việc lặp đi lặp lại không hề vội vàng, không hề “cắt đúp” những chi tiết, thậm chí cả những khúc đoạn sự kiện. Vì thế, Bài ca chàng Đam Săn được Bùi Văn Nguyên đánh giá là tiêu biểu cho “một kiểu anh hùng ca Việt Nam”(1).

Lịch sử văn học mỗi dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn dân tộc ấy. Nói đến Hi Lạp, người ta,không thể không nhắc đến hai bộ sử thi vĩ đại Iliảt, Ođixè và tìm hiểu An Độ cổ cũng phải bắt đầu từ Mahabharata Ramayana. Cũng vậy, đến với Bài ca chàng Đam Săn, ta sẽ bắt gặp một vẻ đẹp mang màu sắc Ê-đê (Tây Nguyên) bởi lẽ anh hùng ca đích thực là sáng tác của mỗi dân tộc ở thời đại mà toàn thể cộng đồng “cảm nghĩ như một con người”. Qua các chi tiết trùng điệp trong tác phẩm, người đọc dần hé mở cánh cửa bước vào thế giới tâm hồn, tư duy thẩm mĩ Tây Nguyên ở cách cảm, cách nghĩ của con người nơi đây. Với họ, “miêu tả phải trùng điệp, phải lật đi lật lại một đối tượng miêu tả thì mới hay. Vì nó cho người nghe như được xem lại đủ mọi chiều, mọi tư thế của vật được miêu tả. Từ đó, nó thể hiện cảm hứng ngợi ca đậm chất Tây Nguyên bằng cảm quan hiện thực hồn nhiên, ngây thơ, tươi sáng trên cơ sở quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa những con người trong cùng một bộ tộc. Hơn nữa, cách thức điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc linh hoạt, thú vị trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn là kết tinh năng lực sáng tạo diệu kì của nghệ sĩ dân gian Tây Nguyên. Đó là vẻ đẹp của trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn và tài năng sử dụng ngôn từ độc đáo, hấp dẫn. Tát cả tạo nên giá trị “không thể nào bắt chước được” của các sử thi - khan Ê-đê nói chung và Bài ca chàng Đam Săn nói riêng.

Để hiểu sâu hơn thủ pháp trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn ở tác phẩm này, chúng tôi tiến hành khảo sát và so sánh các chi tiết được lặp lại trong hai sử thi: Đam SănXinh Nhã.

Chi tiết được trùng điệp

Số lần ở Đam Săn

Số lần ở Xinh Nhã

1. Người anh hùng múa khiên

2

5

2. Người anh hùng hạ gục voi dữ

2

5

3. Người anh hùng khóc

2

6

4. Người anh hùng nghỉ lấy sức

5

2

Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn khám phá một số đặc điểm tiêu biểu của sử thi - khan như kết cấu “đốt” theo quan hệ chiều ngang và công thức thời gian chu kì sự kiện. Thứ nhất, các chi tiết trùng điệp với tần số cao đã tạo nên “đốt - sự kiện” trong kết cấu của sử thi - khan. Thứ hai, các điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc về thời gian khi xây dựng hình tượng Đam Săn đã trở thành công thức miêu tả đậm chất Tây Nguyên. Đó là chu kì thời vụ văn minh nông nghiệp cổ sơ. Vì vậy, đối với người Ê-đê, sự lặp lại ấy chính là nhịp điệu tuần hoàn của cuộc sống.

Anh hùng ca không hoàn toàn là lịch sử nhưng là lịch sử được “nghệ thuật hóa”, “sử thi hóa”. Nó không phải là quá khứ đã định hình, đóng khung một cách khô cứng mà luôn mở ra cánh cửa của một thế giới “gần cuộc sống thật nhưng phong phú hơn, phóng khoáng hơn, cao xa hơn” (Y Wang Dlo Dun Du). Cho nên, các sử thi - khan Tây Nguyên vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với con người thời đại hôm nay: “từ mặt trời lặn cho đến lúc mặt trời lên vẫn thấy người nghe ngồi nguyên một chỗ chăm chú yên lặng”.

Bài viết của chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thủ pháp trùng điệp về đặc điểm, vai trò, giá trị thẩm mĩ của nó trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Dam Săn. Hi vọng rằng vẻ đẹp của áng sử thi này sẽ còn tiếp tục được khám phá trong nhiều bài viết nữa.

Leave a Reply