Nghị luận văn học - Phân tích bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

Thơ văn đời Trần, chúng ta không được biết đến nhiều. Có không ít lí do làm thất lạc những di sản quý báu ấy của dân tộc. Hiện nay, ta chỉ còn vài tác phẩm tiêu biểu. Một trong những tác phẩm ấy là bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão:

Hoành sóc giang san kháp kỉ thu

Tam quân tỉ hổ khí thôn Ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trải

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”.

Bài thơ mang tựa là “Thuật hoài” nhưng lại bừng bừng như một khối ý chí cháy bỏng, sùng sục nhiệt huyết.

bài Thuật hoài

Đầu bài thơ ta thấy hiện lên hình ảnh một trang nam nhi “hoành sóc giang san”. Thái độ của chàng nồi bật lên vẻ tự tin, một sức mạnh vô cùng tiềm tàng. Với ngọn giáo kẹp ngang, chàng hùng dũng đi lại khắp giang san. Hình ảnh chàng trai nổi bật, to lớn hẳn lên trong vũ trụ, phải là người có chí rất lớn, chàng mới có tần. nhìn ngang với thiên nhiên, sánh mình với cả vũ trụ vôn thuộc giới siêu nhiên. Quả vậy, mỗi bước đi của chàng đều bừng bừng khí thế hào khí Đông A tỏa rạng quanh người anh hùng. Việc làm của chàng đã được mấy thu rồi. Đã mấy năm qua mà chàng vẫn chắc tay canh giữ giang san. Lúc nào chàng cũng sẵn sàng chiến đấu chống lũ giặc xâm lăng. Không những riêng người anh hùng mà cả quân đội của chàng cũng sẵn sàng khí thế:

Tam quân tỉ hổ khí thôn Ngưu.

Bài thơ lạ lùng ở chỗ đang “Thuật hoài” về mình, Phạm Ngũ Lão lại nói đến ba quân. Quân đội nhà Trần mạnh mẽ sung sức tựa bầy hổ đang trong tư thế chuẩn bị, sắp sửa tấn công vào mục tiêu. Khí thế của đội quân bừng lên mãnh liệt át cả sao Ngưư. Lời nhận xét về quân đội của Phạm Ngũ Lão tràn ngập niềm tự hào, kiêu hãnh chính đáng của đất nước từng làm khiếp sợ bao bọn xâm lăng phương Bắc. Ta như thấy ông đứng đó, hùng dũng in bóng sừng sững của mình trên bầu trời Tổ quốc, mắt nhìn ra phương xa tràn ngập niềm tự hào.

Nhưng đến hai câu thơ cuối, ta mới thấy rõ ràng là lời tâm sự của tác giả:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Tác giả vẫn cảm thấy như còn mang nợ, một món nợ công danh, nợ tang bồng mà Nguyễn Công Trứ cũng day dứt “vay trả, trả vay”:

Nợ tang bồng vay trả trả vay.

Phân tích bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

Quả vậy, đó là tư tưởng mà các trang nam nhi ngày xưa đã thấm nhuần: sống phải lập nên công danh, giúp đất nước, hòng trả món nợ mà mình đã vay trời đất để sinh ra và cũng để tấm lòng thảnh thơi, thoải mái, không phải thẹn với chính mình, với non sông khi nghe mọi người kể chuyện Vũ hầu. Chí khí của người anh hùng càng trở nên mạnh mẽ bởi chàng tự sánh mình ngang với nhân vật có tam cỡ là Vũ hầu, sức mạnh càng lúc càng bừng lên trong chàng làm niềm tin chiến thắng càng thêm vững chắc. Nhịp điệu bài thơ lúc chậm rãi như tâm sự, lúc lại bừng bừng dồn dập, thể hiện sự quyết tâm, lòng tự hào cao độ... Cả bài thơ toát lên ý chí vững chắc, một sức mạnh khôn lường tiềm ẩn trong âm điệu của từng câu thơ, nó lôi cuốn mọi người vào khí thế tích cực, hăng hái để sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.

Đọc bài thơ, càng thấy hào khí Đông A ngùn ngụt bao nhiêu, ta càng hiểu rõ thất bại thảm thương của quân Nguyên là tất yếu bấy nhiêu. Đất nước Việt Nam nhỏ bé mà kiên cường bởi tập hợp nên từ những con người khí phách hào hùng, anh dũng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước, chẳng quản hi sinh:

Hoành sóc giang san kháp kỉ thu...

Vâng, đọc thơ văn thời Trần, ta càng hiểu thêm tại sao nước nhà trong cơn binh lửa với mối đe dọa của quân Nguyên Mông khét tiếng hung hãn từng gây bao tai họa, bao tang tóc đau thương gần khắp thế giới mà lại bị bẻ gãy tan tành khi đụng đến nước Đại Việt... Bởi vì, chúng ta có những người tài như thế, quân đội hùng mạnh như thế...

Leave a Reply