Nghị luận văn học - Giảng truyện Tấm - Cám ở trường phổ thông

Từ rất lâu đời, truyện Tấm Cám đã được tích hợp trong kí ức người Việt. Đương nhiên truyện cổ tích này có một địa vị quan trọng trong chương trình văn phổ thông.

Tôi đã đọc lại truyện Tấm Cám và bài hướng dẫn phân tích truyện trong sách giáo khoa. Nhà thơ Hoàng cầm, trong một buổi trò chuyện, ông nói với tôi: “Cần xem lại việc giảng dạy truyện Tấm Cám ở nhà trường, phần kết thúc truyện không thể nào chấp nhận được, mọi người lại cứ xem hành động “trả thù” như Tấm là đương nhiên”.

Giảng truyện Tấm - Cám ở trường phổ thông

Trong sách giáo khoa (Văn 7, t. 1, Sách giáo viên, NXB Giáo dục, 1990), tác giả biên soạn bài hướng dẫn giảng văn truyện Tấm Cám nhấn mạnh hai tư tưởng của truyện.

- Trong “cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng thiện và ác, cuối cùng thắng lợi thuộc về bên thiện”.

- “Sức sống của chính nghĩa dù bị cản trở vẫn cứ vươn lên, tồn tại và ngày càng rực rỡ hơn” (sách đã dẫn, tr.34, sau đây, sẽ chỉ nêu số trang).

Trong truyện còn có một tư tưởng nữa, không kém phần quan trọng, đó là tư tưởng trả thù. ở giữa truyện, tư tưởng này đã gào lên bằng những lời hăm dọa dữ dằn: “Tao vạch mặt ra”, “ta cào mặt ra”, “chị khoét mắt ra”... Đến phần kết thúc truyện, tư tưởng này bộc lộ bằng hành động trả thù hết sức dã man của Tấm: Tấm đã lừa Cám nhảy xuống hố và cho đổ nước sôi xuống, đã ướp xác Cám (em cùng cha khác mẹ của mình) làm mắm, lại bỏ vào chình đem biếu mẹ Cám và mẹ Cám cũng mắc mẹo lừa của Tấm. Trong văn học Việt Nam, có lẽ không có sự tích báo thù nào man rợ và thâm độc bằng hành động trả thù của Tấm (sự báo oán của Kiều cũng gây ra những cảnh tượng rùng rợn, nhưng kliông hèn hạ, có xét xử đàng hoàng). Tóm lại, truyện Tấm Cám kết thúc bằng sự toàn thắng và sự lên ngôi của tư tưởng “trả thù” được hiện thân ở nhân vật Tâm. Tấm “lên ngôi” hoàng hậu, lực lượng thiện chiến thắng “rực rỡ”. Đúng là như vậy. Nhưng một khi tư tưởng “trả thù” toàn thắng một cách hèn hạ, man rợ và lên ngôi ở phần kết thúc truyện thì không thể xem Tấm Cám là một tác phẩm có hậu.

Tác giả biên soạn sách giáo khoa chủ trương không đề cập vấn đề “trả thù” trong truyện Tấm, Cám (xem tr. 41). Lại còn căn dặn “giáo viên không nhất thiết phải gợi ra cho các em tranh luận làm gì...” (tr. 41).

Rất có thể tác giả biên soạn nghĩ rằng trong sách giáo khoa và trong bài giảng không đề cập vấn đề “trả thù” thì tư tưởng “trả thù” sẽ biến khỏi tác phẩm, không gây ra những sự nghĩ ngợi trong đầu óc của học sinh. Sự thực, tư tưởng này đã được hiện thân ở hình tượng nhân vật chính của truyện và nhiều hình tượng khác trong truyện. Qua nội dung hình tượng, tư tưởng không thể không thấm vào tâm thức học sinh. Vô hình trung, hành động trả thù của Tấm trở thành tấm gương cho mọi sự trả thù, kể cả những sự báo thù hèn hạ, man rợ nhất.

Tư tưởng “trả thù” trong truyện Tấm Cám chưa thoát ra khỏi tinh thần của thời dã man. Trong xã hội dã man nào cũng vậy, luật “trả thù” có ý nghĩa mệnh lệnh, có tính chất phổ biến, nó lầ luật tối cao, do đó có tính chất tàn khốc vì không một giới hạn “văn hóa”, “nhân văn” nào được đặt ra cho nó. Quan điểm lịch sử giúp cho học sinh hiểu (và thông cảm) vì sao Tấm đã có hành động “trả thù” như vậy. (Tác giả biên soạn dừng lại ở điểm này). Nhưng cũng từ quan điểm lịch sử cần cho học sinh thấy rằng tư tưởng “trả thù” và luật “trả thù” trong truyện Tấm Cám hoàn toàn xa lạ với xã hội văn minh. Trong xã hội dã man, cái “ác” được thanh toán theo luật “trả thù” của tập tục, trong xã hội văn minh, cái “ác” bị xét xử và trừng trị theo pháp luật là một thành tựu của văn minh. Ngoài ra cũng cần cho học sinh thấy là thời dã man đã qua nhưng những tàn tích của tư tưởng và luật “trả thù” xa xưa vẫn còn trong tâm thức của người hiện đại, trong xã hội ta thời hiện đại.

Tuy vậy, cuối cùng thì tác giả biên soạn lại không thể không đề cập đến vấn đề “trả thù”. Tác giả viết thêm một mục Glii chú (tr. 41) để bàn về vấn đề này. Tác giả tìm mọi cách để biện minh cho hành động “trả thù” của Tấm. (Cách biện minh của tác giả có những chỗ gượng gạo, sống sượng).

Tác giả cho rằng “việc Tấm trả thù mẹ con Cám” chỉ là một chi tiết nhỏ trong truyện. Không, đây không phải là một chi tiết nhỏ, đây là cả một tình tiết gồm nhiều chi tiết mà sự trần thuật trong văn bản chiếm 15 dòng, hơn nữa, đây lại là phần kết thúc của truyện, thiếu nó, sự khẳng định tư tưởng “thiện thắng ác” được tác giả xem là tư tưởng chủ yếu sẽ không trọn vẹn, thậm chí chưa rõ.

Nghị luận văn học - Giảng truyện Tấm - Cám ở trường phổ thông

Để biện bạch cho sự tàn bạo của Tấm trong hành động trả thù, tác giả lập luận như sau: “So với sự tàn bạo của mẹ con Cám, sự trừng phạt này không thể nói là ghê rọ'n hơn”, ơ đây lô-gich của tác giả xem ra không ổn: sự tàn bạo của ta ngang với sự tàn bạo của đối phương thì xem như “hòa”, không có gì đáng chê trách. Hơn nữa, công bằng mà nói, so với Cám, hành động của Tấm tàn bạo hơn. Trừ lần đầu trút tôm tép của chị vào giỏ của mình, tất cả những lần độc ác sau, Cám bị động do sự xúi giục của mẹ (một hoàn cảnh giảm tội). Tấm thì hoàn toàn chủ động, có suy tính, trong việc giết Cám cũng như trong việc làm cho mẹ Cám phát cuồng chết tươi. Ngay so với mẹ Cám, hành động của Tấm cũng độc ác hơn. Việc Tấm đổ nước sôi xuống người Cám rõ ràng là ghê rựn hơn việc mẹ Cám đẵn gốc cây làm cho Tấm ngã xuống ao chết đuối. Chúng tôi hoàn toàn không muốn đánh đồng hành động độc ác vì một sự báo thù có chính nghĩa với hành động độc ác vì ghen ghét tìm cách hại người. Nhưng dù động cơ thế nào đi nữa, hành động độc ác vẫn là tội ác.

Trước cái chết rùng rợn của mẹ con Cám, hoàn toàn do mưu mẹo thâm độc và hành động độc ác của Tấm, dường như muốn gỡ tội cho Tấm, tác giả biên soạn bèn đố tội cho mẹ con Cám vì “ham đẹp”, “ham ăn”, chúng “tự mua lấy cái chết”. Thật là quá quắt! Một người con gái muôn đẹp, một bà già ăn miếng ngon cảm thấy thích thú, đây là sự thường tình ở con người, tại sao lại quy kết cho họ là “ngu dốt”, “tham lam” (tr. 39), “vụ lợi” (tr. 41). Chỗ này chúng ta phải sòng phẳng: chính Tấm đã giết chết họ, chứ không phải “họ tự mua lấy cái chết”. Cách quy kết của tác giả biên soạn phản ánh một lối suy nghĩ xi-ních (cynique) mà những người lười suy nghĩ hoặc “quan điểm, lập trường” hời hợt thường hay mắc phải.

Tác giả biên soạn lưu ý thêm: “Từ lâu, kể cả trẻ em và người lớn (nhất là nông thôn) khi kể câu chuyện này, không ai băn khoăn, đánh giá gì về sự trả thù của Tấm cả. Sự chấp nhận ấy ngụ ý đồng tình rằng: đó là sự trừng phạt công bằng và đích đáng”. Đúng, mẹ con Cám bị trừng phạt là “công bằng và đích đáng”, nhưng cách trả thù của Tấm vẫn cứ đáng bị phê phán và lên án. Đến đây được đặt ra vấn đề quan hệ giữa mục đích và cách hành động để đạt mục đích, quan hệ giữa cứu cánh và phương tiện, một vấn đề lớn đáng được lưu ý trong sự nghiệp xây dựng xã hội văn minh. Mặt khác cũng muốn hỏi tác giả biên soạn: “Không ai bãn khoăn thắc mắc gì về sự trả thù của Tấm cả”, vậy thì tại sao lại phải căn dặn “Trường hợp nếu có em nào thắc mắc giáo viên hãy giải đáp mà cũng không nên phân tích quá sâu” (tr. 41).

Nếu chuyển hướng phân tích giảng văn truyện Tấm Cám, nêu lên vấn đề tư tưởng “trả thù”, luật “trả thù” trong truyện cổ tích này, chúng ta sẽ mất gì và được gì? Chúng ta mất hình ảnh truyền thống một cô Tấm “hiền lành” và “dễ thương” một cách trọn vẹn - sự mất mát này quả là đáng tiếc. Nhưng xã hội văn minh sẽ được những thế hệ trẻ tâm hồn cao hơn những sự “hận thù” và “oán thù”.

Leave a Reply