Nghị luận văn học - Một cách hiểu hai câu kết Độc tiểu thanh kí

Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ chữ Hán đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du, được xếp trong Thanh Hiên thi tập.

Bằng những chứng nghiệm từ cuộc đời mình, trong sáng tác của ông, ta thấy một nhân vật Thúy Kiều, một người gảy đàn đất Long Thành, một Tiểu Thanh... hiện lên như những dấu hỏi nhức nhôi của số phận, của kiếp người. Bài thơ giãi bày tấc lòng của Nguyễn Du đối với số phận một con người cụ thể - Tiểu Thanh, nhưng ý nghĩa của nó lại khái quát được toàn bộ cái nhìn cảm thông của tác giả trước những thân phận tài hoa mệnh bạc trong xã hội cũ. Dường như, đó còn là tiếng nói, là nỗi nhức nhôi của muôn đời. Viết về đề tài này, thi hào của chúng ta có được một cái nhìn của người trong cuộc. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới cách hiểu hai câu kết của bài thơ.

Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ chữ Hán đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du, được xếp trong Thanh Hiên thi tập

Ngôn ngữ và cấu trúc thơ chữ Hán thường đa nghĩa, từ đó dẫn đến có những cách nhìn nhận khác nhau. Có khi một câu thơ được cắt nghĩa rồi nhưng xem ra vẫn không ổn, đòi hỏi những tìm tòi, khám phá mới. Bài thơ, câu thơ hay thường châu tuần quanh nó nhiều lời bình giá, ỏ' nhiều góc độ. Đây là một trường hợp cụ thể:

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

Trước đến nay, đa số chúng ta đều yên tâm với cách hiểu qua bản dịch như dùng trong SGK Ngữ Văn 10:

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

(Từ sự xót thương kiếp tài hoa mệnh bạc của Tiểu Thanh, vì đã tự đặt mình vào nỗi oan khiên đó, tác giả liên hệ đến bản thân và thương cho chính mình - cũng là cảm thông cho sự không trọn vẹn của những cuộc đời phải điêu đứng vì sự vần xoay của thời cuộc. Đây là thông điệp xuất phát từ tấm lòng cao cả mà Nguyễn Du muốn gửi đến muôn đời).

Tưởng chừng như vậy là đã sáng rõ, đã đi hết nghĩa của ý thơ, nhưng xem xét lại một cách nghiêm túc câu chữ trong đối sánh với bản dịch lại cho ta những suy nghiêm mới. Dưới đây xin trình bày một cách lí giải mà chúng tôi ghi nhận được.

Nếu hiểu theo bản dịch thơ (Người đời ai khóc Tố Như chăng?) thì (liệu có phải) bản dịch đã coi hà nhân tương đương với tliùy nhân (Thùy: ai? sao? Và hà: sao? nào? như thế nào?). Mặt khác, kết hợp “ai., chăng” trên cho ta liên tưởng một hàm ẩn là: Tố Như không biết có ai khóc mình hay không, trong khi hà nhân có thể dịch là người nào? ai là người? Lại cho ta một hiệu quả ngữ nghĩa khác:

Chẳng biết ngoài ba trăm năm về sau,

Trong thiên hạ người nào (sẽ) khóc Tố Như?

Tiền giả định của câu thơ lúc này là: Nguyễn Du tiên đoán rằng hon ba trăm năm sau sẽ có người khóc mình, vấn đề người khóc là ai (cụ thể) - cũng như bây giờ Tố Như là người cụ thể khóc cho Tiểu Thanh sống trước mình ba trăm năm (tất nhiên không nên quan niệm đây là khoảng thời gian vật chất chính xác). Và nếu như có một dị bản nào dùng thùy nhân thì ý thơ chắc rằng sẽ không sâu sắc, không hay bằng hà nhân.

Độc tiểu thanh kí

Trong thơ chữ Hán Trung Hoa và Việt Nam ta bắt gặp nhiều câu hỏi tu từ dùng nhưng chưa thấy cách hiểu từ này như bản dịch thơ trên:

Bạch Cư Dị: Bình trụy trâm chiết thịnhư (cái cảnh bình rơi trâm gãy là thế nào?)

Thôi Hộ: Nhân diện bất tríxứ khứ (gương mặt (người năm ngoái) không biết đã đi nơi nào?)

Thôi Hiệu: Nhật mộhương quanxứ thị (chiều tối tự hỏi nơi nào là quê hương?).

Đặng Dung (đời Trần): Thế sự du du nại lão(việc đời dằng dặc mà ta già rồi, biết làm sao đây?)

Hồ Chí Minh: Đối thử lương tiêu nại nhược(Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm như thế nào?)...

Rõ ràng, ý nghĩa của từ ngữ trong thơ buộc ta phải có một sự lựa chọn nhất định. Với nhãn quan và tâm lí phức tạp trong tư tưởng của một nhà nho ở vào điều kiện xã hội lúc bấy giờ, câu thơ đã chuyển tải những băn khoăn và dự cảm của Nguyễn Du như một lời tiên tri: Hơn ba trăm năm về sau chắc chắn còn có người phải khóc mình, có nghĩa là vẫn phải khóc thương cho những số phận chịu sự oan khiên, nhân loại vẫn chưa hết những con người tài hoa (!). Câu thơ gợi một nỗi buồn sâu lắng về cuộc đời. Triết lí “tài mệnh tương đối” như bao trùm lên tư tưởng bi quan của Nguyễn Du. Ông thương cho Tiểu Thanh sống trước mình ba trăm năm, thương cho thân kiếp mình và thương cả cho người đời về sau phải khóc mình nữa. Con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ đến muôn đời hay chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là như vậy. Và ta băn khoăn tự hỏi, đây phải chăng là cái tâm đầy nhiệt huyết, chứa chan tình đời nhưng tiêu cực của Nguyên Du, hay cao hơn thế? Câu trả lời dành cho lịch sử. Nhìn từ bối cảnh của chế độ phong kiến Việt Nam thế kỉ XIX, người đọc Nguyễn Du hôm nay chỉ biết cảm thông sâu sắc cho nỗi niềm của tiền nhân.

Leave a Reply