Nghị luận xã hội - Anh (chị) nghĩ như thế nào về tình bạn, tình yêu tuổi học đường

DÀN Ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần bạn bàn bạc.

- Nêu suy nghĩ chung về vấn đề đó.

2. Thân bài

Nêu nguyên nhân khi đặt ra vấn đề tình bạn và tình yêu trong học đường

- Đây là vấn đề đã và đang tồn tại trong thực tế, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Cần có những biện pháp giải quyết để nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường.

Vấn đề tình bạn của thanh thiếu niên trong học đường

- Tầm quan trọng và ý nghĩa của tình bạn tuổi học trò

+ Rất cần thiết.

+ Mang tính tất yếu.

- Vấn đề chọn bạn mà kết giao.

- Cách xây dựng và giữ vững được một tình bạn đẹp và chân chính.

Vấn đề tình yêu trong học đường:

- Nêu những quan niệm khác nhau của chính bản thân những trai gái đang yêu, của bạn bè, thầy cô, cha mẹ và dư luận xã hội.

- Khẳng định sự không cần thiết và nêu tác hại của tình yêu trong học đường.

- Cách ứng xử của cha mẹ, thầy cô trước những vấn đề này.

Làm sao sống được mà không yêu

3. Kết bài

Rút ra bài học và cách ứng xử cho những người đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên trước tình bạn và tình yêu trong học đường.

BÀI LÀM

Nếu tuổi thơ là quãng thời gian êm đềm nhất, nếu tuổi già là quãng thời gian bình yên nhất thì tuổi học trò lại là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, sôi nổi nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Nó đã tồn tại trong tâm hồn con người với những tình cảm dẹp đẽ nhát, đáng trân trọng nhất, tình thầy trò, tình bạn... Nếu chỉ có vậy và mãi mãi như vậy thì tuổi học trò sẽ đẹp biết bao nhiêu, nhưng xã hội hiện đại đã mang cả một thứ tình cảm không nên có vào tuổi học trò: tình yêu. Và từ đó tuổi học trò có lẽ dã không còn nữa sự vô tư, trong sáng vòn có khi cùng một lúc tình bạn và tình yêu đều xuất hiện trong những tâm hồn còn quá ngây thơ, trong những khôi óc còn quá non trẻ.

Tình bạn, tình yêu tuổi học đường đang là một vấn đề còn tồn tại khá nhiều bức xúc trong xã hội hiện nay. Đề những chủ nhân tương lai của đất nước có được một nền tảng kiến thức vững vàng khi bước vào cuộc đời, để duy trì những lối sống lành mạnh của tuổi học trò, đế những giữ mãi những hình ảnh đẹp đẽ của một thời áo trắng, mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ được bản chất của tình bạn và tình yêu để có được những cách ứng xử phù hợp với vai trò của một người học sinh.

Đối với cuộc sống tình bạn là cái cần thiết nhất, vì không có ai lại mong muôn một cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác đi chăng nữa. Trong học đường cũng vậy, tình bạn là một trong những tình cảm quý giá nhất của tuổi học trò. Nó lớn lao, không thề thiếu và là tất yếu của tuổi trẻ học đường.

Nếu một người học sinh đi qua tuổi cắp sách của mình mà không hề có một tình bạn nào là một thiếu hụt lớn và gần như vô lí. Tình bạn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi con người, nhất là trong lứa tuổi học sinh. Nó là nguồn động lực để người ta có đủ sức mạnh đối diện với những thử thách của một thời cắp sách đến trường. Bởi không phải lúc nào cha mẹ cũng là đối tượng để chúng ta, những người học sinh giãi bày hết những tâm sự. Và đó chính là lúc ta cần nhất một người bạn để sẻ chia, để nghe ta nói về những vấn đề của riêng học trò. Ta sẽ thấy nhẹ nhõm biết bao nhiêu khi nhận được cái vỗ vai chân thành của người bạn khi ta thất bại, ta sẽ thấy được an ủi rất nhiều khi có một người bất chấp những lời nói của mọi người vẫn tin rằng ta không quay cóp trong giờ kiểm tra, ta sẽ thấy ấm áp thật nhiều khi có một người biết im lặng nghe ta khóc. Và ta sẽ thây mình lớn hơn lên khi lắng nghe một người tâm sự, sẽ thấy mình chững chạc hơn khi khuyên một người những lời khuyên thật chân thành.

Tình bạn của thời áo trắng giản dị và có lẽ rất bình thường trong cuộc sống nhưng đôi lúc nó lại giúp con người làm nên những điều thật kì diệu. Có lẽ, đã là người Việt Nam không ai chưa từng một lần nghe nói đến tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ. Với những hành động cao thượng của mình (Bí mật cho vợ mình đi theo làm bạn, cố vũ tinh thần cho bạn đi tiếp trên con đường công danh đang còn dang dở), Dương Lễ đã đưa tình bạn của một thời đèn sách trở thành tình bạn của cả cuộc đời. Cũng chính hành động cao thượng ấy đã đưa tình bạn của hai người trở thành huyền thoại đề muôn đời mãi còn nhắc đến. Lại có khi một tình bạn khiến cho người ta thay đổi cả một cách sống, một cách ứng xử trong xã hội. Một người học sinh luôn luôn khép mình, luôn luôn dè dặt với mọi người và với cả chính mình cho dến khi một người bạn mới đã thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống của cô bé kia. Sự nồng nhiệt của cô bạn mới, sự chân thật của tình bạn đã giúp cho một người học sinh xưa nay chỉ đứng lên khi được gọi tên trong giờ học trở thành một con người hăng hái trong học tập và sôi nổi trong mọi phong trào. Những tình bạn như vậy thật đáng để ca ngợi, thật đáng đế học tập.

tình bạn, tình yêu tuổi học đường

Ớ tuổi học trò, ta có thể được gặp gỡ nhiều người nhưng không phải ai cũng trở thành bạn của ta. Có ai đó đã từng nói "Hãy biết chọn bạn bè trong số hàng ngàn người. Không có gì quan trọng hơn sự lựa chọn này, vì nó quyết định hạnh phúc của của chúng ta". Câu nói ấy đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc chọn bạn mà chơi. Một người bạn tốt giống như tâm hồn ta, luôn ở bên ta khi hạnh phúc hay lúc đau khổ; còn những người bạn giả dổì lại giống như chiếc bóng của ta, nó theo ta lúc ta đứng trước ánh sáng và rời bỏ ta ngay lúc ta bước vào bóng đêm. Dù biết, biết rất rõ có được một tình bạn đẹp hay không là bởi bước đầu chọn bạn kết giao nhưng không phải ai cũng chọn được cho mình một người bạn tốt.

Có những người chọn bạn bè cũng nhanh chóng như chọn một chiếc bánh ngoài cửa hàng khi có nhiều tiền, tràn lan và hời hợt. Họ có rất nhiều bạn để vui chơi nhưng không có lấy một người bạn để tin tưởng, để sẻ chia. Với họ tình bạn là những phương tiện giải trí khi nhàn rỗi, là những những trò chơi ngoại khoá không biết là bố ích hay vô dụng. Những cách chọn bạn, những tình bạn như vậy đưa đến cho người ta những quan niệm sai lầm về tình bạn, và nếu không có sự thay đổi trong suy nghĩ họ, sẽ không bao giờ có được một tình bạn thật sự theo đúng nghĩa của nó.

Để có được những người bạn thực sự chúng ta nên có những tiêu chí nhất định khi chọn bạn. Tất nhiên đó không phải là người bạn của chúng ta có thân thế ra sao, gia đình như thế nào. Bởi đó không phải là những tiêu chuẩn của tình bạn mà là tiêu chuẩn của sự vụ lợi. Có nhiều cách để chọn bạn nhưng riêng với tuổi học trò, ta thường và nên kết giao với những người cùng lớp, cùng trường, cùng sở thích, cùng một mốì quan tâm, cùng một quan niệm sống hay đơn thuần chỉ là vì hợp ý nhau. Chúng ta có thể không cần có nhiều bạn bè nhưng số ít kia phải là những người bạn thực sự

Chọn bạn bè một cách tràn lan là không nên, nhưng sống cô độc, khép kín, không có bạn và cũng không muốn có tình bạn cũng không phải là một đều đáng khích lệ. Bởi đó sẽ là một tổn thất lớn của một thời hồn nhiên trên ghế nhà trường nói riêng và cũng là một thiếu hụt trong tâm hồn con người. Khi người ta chỉ biết sống với chính mình sẽ gây nên trạng thái tâm lí nhút nhát, trầm cảm và nhiều khi là ích kỉ. Buồn biết bao khi không có ai an ủi trên đường về khi bị điểm kém, tẻ nhạt biết bao khi những ngày nghỉ làm bạn với chiếc ti vi vô giác, vô tri. Với cách sống quá dè dặt như vậy, người ta cũng sẽ không phát huy được hết khả năng của mình, thậm chí sẽ đánh mất những năng khiếu vốn có của mình. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” có lẽ trong trường hợp này, một người bạn hay một tình bạn cũng như thơ sẽ chẳng bao giờ đến nếu chúng ta không chịu mở lòng với mọi người.

Chọn bạn bè đã là một việc làm rất khó nhưng xây dựng được một tình bạn đẹp và giữ được một tình bạn bền vững lại càng khó hơn. Một tình bạn chân chính chỉ có thề có khi nó được xây dựng trên cơ sở của sự tự nguyên, chân thành, tin tưởng và thông cảm cho nhau. Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi thì chỉ đủ để thiết lập tình bạn chứ không giữ vững đuỢc tình bạn. Muôn có được một tình bạn chân chính và lâu dài, ngoài những cơ sở để tạo nên tình bạn, mỗi người phải biết vị tha hơn trong tình bạn. Bởi đôi lúc tình bạn lại đòi hỏi sự rộng lượng nhiều hơn cả. Bởi môt con người dù hoàn thiện đến đâu cũng vẫn là môt con người, họ không phải là thánh nhân và cũng có thể có những lỗi lầm. Chỉ có những người biết tha thứ và sằn sàng tha thứ những lỗi lầm mới có thể giữ được tình ban lâu bền nhất.

Tha thứ luôn đem lại những điều tốt đẹp, đặc biệt là trong tình bạn. Nhưng tha thứ không có nghĩa là im lặng trước nhũng sai trái của bạn. Im lặng là vàng, nhưng im lặng không đúng lúc thì chỉ là một đống sắt vụn. Nếu sự vụ lợi là một liều thuốc độc cực mạnh đủ để giết chết tình bạn trong giây lát thì sự im lặng không đúng lúc lại là sự tích tụ chất độc trong một thời gian dài, gây nên những khôi u ác tính giết chết tình bạn. Cũng giông như một tảng băng, tình bạn sẽ mãi mãi đông cứng khi ở o°c của sự chân thành và sẽ tan chảy khi nhiệt độ của sự chân thành tăng lên thành nhiệt độ của sự toan tính, sự ghen tỵ trong tình bạn. Tuổi học trò chỉ thực sự trọn vẹn, những ngày cắp sách chi không uổng phí khi mỗi người học sinh giữ mãi trong tâm hồn những tình bạn hồn nhiên, trong sáng và để chúng in vào kí ức những hình ảnh, những kỉ niệm đáng yêu nhất, khó quên nhất của tuổi học trò.

Tình bạn trong học đường là một tình cảm đáng được hoan nghênh, đáng được ngợi ca, nhưng tình yêu thì chưa hẳn đã vậy. Tình yêu là một trong những thứ tình cảm cao đẹp và thiêng liêng nhất trong tâm hồn con người. Nó cũng là một thứ tình cảm không thế’ thiếu trong cuộc sống và tất nhiên nó cũng đem lại cho con người một nguồn sinh lực dồi dào. Nhưng tình yêu chỉ mang ý nghĩa thực sự khi đặt vào trong môi trường của những con người đã ít nhiều tiếp xúc với cuộc sống bề bộn thường ngày, còn trong học đường nó có thể gây nên rất nhiều những hậu quả không thế lường trước.

Những hậu quả của tình yêu tuổi học trò đã khiến cho nhiều người phải suy nghĩ và cùng là một vần đề cần bàn bạc. Hiện nay, có không ít những quan niệm khác nhau về tình yêu trong học đường. Có lẽ, hơn ai hết, chính bản thần những trai gái đang yêu cũng hiểu rõ được yêu khi đang ngồi trên ghế nhà trường là không nên. Nhưng họ cũng có thế có rất nhiều cách để biện hộ cho sự vượt quá giới hạn trong tình cảm của mình. Theo họ, tình yêu có thể là một động lực để phấn đấu vươn lên trong học tập. Bởi khi yêu, người ta cần phải chứng tỏ mình khả năng của mình trong mắt người kia và vượt trội trong học tập cũng là một trong những cách tốt nhất đế chứng tỏ mình. Cũng có thể, với những người trong cuộc tình yêu là một sự phát triển tất yếu và cần thiết cho sự phát triển tinh thần. Không có được tình yêu trong tuổi học trò là đánh mất cung bậc tình cảm trong tâm hồn. Thậm chí, còn có những người cho rằng, tình yêu tuôi học trò là phương thức tốt nhất để chứng tỏ mình trước người khác, nhất là về hình thức bên ngoài.

Những quan niệm ấy, với những người cũng trang lứa có thể đúng và cũng có thể sai, nhưng với các bậc phụ huynh, thầy cô và xã hội thì lại hoàn toàn sai lầm. Với những người đi trước, những người đã đứng vững trong cuộc sống, họ hiểu giá trị của tình yêu và họ cũng biết rõ một tình yêu đích thực gần như không thể có trong học đường. Những trái tim những khôi óc kia còn quá non nớt, những tâm hồn kia còn quá ngây thơ trước tình yêu. Dùng tình yêu để làm động lực vươn lên trong học tập ư? Có thế có nhưng hầu hết những tình cảm vượt quá giới hạn của tình bạn xuất hiện trong tuổi học trò đều chỉ mang lại sự phân tán, mất tập trung trong những công việc khác, nhất là việc học tập. Như vậy làm sao nó có thể trở thành một động lực để vươn lên trong học tập như lí lẽ của nhưng người trong cuộc. Những rung động mà các bạn trẻ gọi là tình yêu thì theo họ đó chỉ là một mắt xích có thể có nhưng cũng không cần thiết trong sự phát triển tình cảm của con người. Một đoạn dây xích không thể liền mạch nếu bỏ đi một mắt xích, nhưng bỏ đi mắt xích tình yêu tuổi học trò có thể sẽ giúp chuỗi mắt xích tình cảm trong con người lành mạnh hơn, trong sáng hơn. Còn nếu muôn dùng tình yêu để chứng tỏ mình trước mọi người thì quả là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi tình yêu đơn thuần chỉ là một thứ cảm xúc, tình cảm trong tâm hồn chứ không thế nào là một phương tiện cho bất cứ mục đích gì. Hơn nữa giá trị thực sự của người học trò là ở tâm hồn và năng lực (học tập) chứ không phải ở hình thức bề ngoài như nhiều bạn vẫn suy nghĩ.

Tình yêu vốn dĩ rất nhạy cảm, tình yêu tuổi học trò lại càng nhạy cảm hơn

Đối với xã hội phương Tây, tình yêu trong học đường có thể sẽ được nhìn nhận một cách thoải mái hơn với cách sống tương đối tự do của người phương Tây. Nhưng chúng ta lại đang ở trong xã hội phương Đông, một xã hội khắc khe hơn trong cách ứng xử tình cảm. Dư luận xã hội luôn phê phán những tình yêu không phù hợp, và có lẽ cũng sẽ thiếu đi sự cảm thông khi xảy ra một hậu quả nào đó với những người trong cuộc. Xã hội phương Đông chưa thế’ chấp nhận tình yêu trong học đường. Thậm chí những hậu quả của nó nhiều khi được coi như một sự vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội.

Thi đàn Việt Nam đã từng có một nhà thơ dám thốt lên:

"Làm sao sống được mà không yêu.

Không nhớ không thương một kẻ nào."

Có lẽ Xuân Diệu cũng có cái lí riêng của một nhà thơ khi viết nên những câu thơ trên, nhưng thật đáng tiếc khi có nhiều bạn học sinh bất chấp lời khuyên răn của bô' mẹ, thầy cô, bất chấp những búa rìu của dư luận xã hội, đã vận dụng câu nói ấy một cách vội vàng, thiếu suy nghĩ. Cuộc sống sẽ thật nhàm chán nếu không có tình yêu, nhưng điều đó không có nghĩa là tình yêu nhất thiết phải tồn tại trong học đường, ở lứa tuổi học sinh, ta chưa đủ chín chắn đế’ có thể hiểu được ý nghĩa của một tình yêu thực sự. Dó đó đôi lúc đó chỉ là một sự ngộ nhận trong tình cảm hoặc một cách để chứng tỏ giá trị của mình trước bè bạn. Những tình yêu như vậy trong học đường không mang lại bất kì một lợi ích nào ngoài việc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của những người vướng phải. Làm sao có thể tập trung vào bài học khi trí não đang bị chi phôi bởi tình cảm, khi toàn bộ sức sáng tạo đều tập trung vào việc làm mình đẹp hơn lên trong mắt người ấy, và sẽ còn hàng loạt vấn đề khác nảy sinh khi một người học trò đi vào một lĩnh vực tình cảm vượt quá sức mình. Lo lắng khi nhìn thấy người ấy bắt chuyện với một người khác giới, hoang mang khi người ta vô tình vạch ra một khuyết điểm nào đó của mình... Tất cả những vấn đề ấy sẽ ngôn không ít thời gian và năng lực suy nghĩ của con người. Đế rồi, một bước tiến quá sớm trong tình cảm sẽ đưa đến một sự tuột dốc không phanh trong học tập. Ai đang yêu dám đảm bảo với lòng mình rằng, tình cảm ấy sẽ không cản trở việc học hành, ai dám khẳng định với chính mình rằng nỗi buồn khi một bài kiểm tra bị điểm kém sẽ lấn át được nỗi buồn khi hai người giận nhau. Tuổi học trò là lúc đế mỗi người thu nhận kiến thức, tìm kiếm kiến thức làm hành trang vào đời. Nếu vì một tình yêu không cần thiết trong học đường mà làm ảnh hưởng đến việc học tập thì con người ấy cũng sẽ mãi mãi không bao giờ có được một tình yêu đẹp. Bởi chính họ đã tự chôn vùi tương lai trong một tình yêu hết sức thiếu suy nghĩ của tuổi học trò thì tình yêu đích thực cũng không thế’ nào đến trong một cuộc sống đen tối của tương lai, dù chĩ là trong mộng.

Không chỉ là một trở ngại lớn trong học tập, tình yêu tuổi học đường có thể còn mang đến những hậu quả đau lòng khác. Sự bồng bột, nông nổi của lứa tuổi thiếu niên trong tình yêu dễ khiến người ta có những hành động lệch lạc, không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức xã hội. Có những sai lầm chỉ một lời xin lỗi là có thế xoá bỏ ngay nhưng cũng có những sai lầm chỉ trong giây lát cũng đã khiến người ta phải trả giá bằng danh dự và đôi khi là cả cuộc đời. Hậu quả của những tình yêu trong học đường không chỉ gây hại cho bản thân những người đang yêu mà còn ảnh hưởng đến gia đình và nhiều người khác. Thử hỏi có ông bố, bà mẹ nào lại có thể yên tâm công tác trước những biểu hiện khác lạ trong sinh hoạt của con, trước chiều hướng học tập ngày càng đi xuống của con. Và thầy cô, có ai lại yên lòng khi chứng kiến những hậu quả đáng tiếc mà những người học trò của mình phải gánh chịu trong và sau một tình cảm nhất thời của tuổi niên thiếu. Và bạn bè, có ai có thề’ vui cười khi nhìn bạn mình vì một phút bồng bột mà phải rời ghế nhà trường đế bước vào một thế giới bề bộn của xã hội bên ngoài.

Tình yêu vốn dĩ rất nhạy cảm, tình yêu tuổi học trò lại càng nhạy cảm hơn. Tuồi mới lớn luôn thích những điều mới mẻ và tình'yêu chính là một điều mới trong tình cảm. Nó có thế gây ra nhiều tác hại cho bản thân những người đang yêu và cho những người xung quanh. Chính vì vậy nó thường diễn ra ngoài tầm kiểm soát của gia đình và nhà trường. Nhưng cũng không thể vì thế mà cấm đoán một cách thô bạo, áp dụng những biện pháp ràng buộc tự do đề khống chế tình cảm, hay la lối, chửi rủa, nhục mạ. Làm như vậy không những không mang lại hiệu quả mà còn gây nên những trạng thái tâm lí tiêu cực, càng cấm đoán thì tình yêu lại càng không thể dứt hẳn. Trước một vấn đề hết sức tế nhị của tình cảm trong tâm hồn của tuổi mới lớn, ta cần phải cư xử hết sức khéo léo dựa trên những quan niệm đúng đắn và nghiêm túc về tình yêu.

Những rung động đầu đời của tuồi học trò không phải là hiếm, nhưng đó đơn thuần chỉ là những rung động thoáng qua chứ không phải là tình yêu như nhiều bạn đã ngộ nhận. Chính vì vậy biện pháp tôi nhất để ngăn chặn tình yêu trong học đường là giúp những bạn học sinh hiểu rõ giá trị đích thực của một tình yêu chân chính, phải đặt tình yêu ở đâu và khi nào thì phù hợp. Chỉ khi chính người trong cuộc hiếu rõ những tình cảm kia là tình cảm nhất thời thì mới có thể ngăn chặn tận gốc tình yêu tuổi học trò. Cũng có khi tình yêu tuổi học trò lại xuất phát từ tình bạn. Đó là một trong những con đường mà không ít bạn học sinh đã chọn khi đến với tình yêu. Nhưng đó thực ra chỉ là một bước phát triển trong tình bạn mà thôi. Sự bực bội khi thấy người bạn (khác giới) của mình thân thiết với một người nào đó không phải là sự ghen tuông của tình yêu mà chỉ là phản ứng của tính ích kỉ trong tình bạn.

Tình bạn và tình yêu trong học đường là hai lĩnh vực tưởng như rất gần gũi nhau, nhưng lại khác nhau hoàn toàn. Chính vì vậy, mỗi người học sinh cần phải có những quan niệm đúng đắn về tình bạn và tình yêu để có thể có được một sự phát triển lạnh mạnh, trong sáng về tinh thần. Trong học đường, nếu tình bạn là mật ngọt để nuôi dưỡng tâm hồn thì tình yêu lại là cốc si rô ngọt ngào đến tê mê đầu lưỡi nhưng sau sự ngọt ngào ấy là một vị đắng trong cuống họng.

Leave a Reply