Nghị luận xã hội - Thanh niên với chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng Tổ quốc

DÀN Ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

- Khẳng định vai trò to lớn của thanh niên đối với chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc.

2. Thân bài

- Từ những chân lí đã được nói đến từ xưa để khẳng định nước Việt Nam là một nước độc lập, tự do và có chủ quyền lãnh thổ.

+ “Sông núi nước Nam vua Nam ở” (Lý Thường Kiệt).

+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí không bao giờ thay đồi” (Hồ Chí Minh).

- Khẳng dịnh thanh niên là lực lượng nòng cốt, là thế hệ không chỉ xây dựng mà còn bảo vệ đất nước.

Dẫn chứng:

+ Những tấm gương trong chiến đấu: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, tuổi trẻ Việt Nam đã lập được nhiều chiến công, tiêu biểu: anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ Thị Sáu, anh Bế Văn Đàn,... Đặc biệt, người thiếu niên trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc đã dùng sức mạnh của tri thức để giải phóng dân tộc.

+ Những tấm gương trong học tập: Ngô Bảo Châu, Nguyễn Phương Ngọc đã làm rạng danh cho nền toán học nước nhà, hay như Đặng Lê Nguyên Vũ — một doanh nghiệp trẻ,...

+ Những tấm gương trong lao động: Hai thanh niên trẻ ở tỉnh Quãng Ngãi đã dùng tính mạng của mình để bảo vệ lá cờ Tố quốc trong lần ra khơi vừa qua, khi có một chiếc tàu đánh cá khác không chỉ xâm phạm đến Hoàng Sa của Việt Nam mà còn có những hành vi thô bạo khác gây thiệt hại về tài sản và làm bị thương hai thanh niên này.

- Phê phán những thanh niên hiện nay, chủ yếu chìm đắm trong nghiện ngập, điện tử,...vô tình quên đi nhiệm vụ thiêng liêng là xây dựng và bảo vệ đất nước. Đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

BÀI LÀM

“Nơi đầu sóng là nơi anh đến

Nơi non cao là nơi anh đi”.

Anh ra đi nằm trong hơi mặn của biển cả; ấp ủ, chở che trong tình yêu thương của núi rừng. Hải âu ơi, hãy giang cánh vỗ về với những trái tim không bao giờ khuất, những ý chí quật cường không bao giờ ngã trước tiếng gọi của bờ Tổ quốc thiêng liêng. Người “anh” ấy phải chăng tuổi đôi mươi thanh niên ta, đã và đang ngày đêm đóng góp để giữ lấy chủ quyền của đất nước yêu thương này. vấn đề “Thanh niên với chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng Tổ quốc” đang là vấn đề nóng hiện nay. Để hiểu rõ và khẳng định vai trò to lớn của thanh niên đối với chủ quyền đất nước là điều không dễ dàng.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Không phải ngẫu nhiên mà chân lí “Sông núi nước Nam vua Nam ở” đã được tổ tiên ta tuyên ngôn hào sảng, từ đầu thiên niên kỉ thứ hai. Và rồi sau ngót ngàn năm, Hồ Chí Minh tái khẳng định lại chân lí hiển nhiên và đanh thép: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí không bao giờ thay đổi”. Tất cả là do chính bàn tay, xương máu của nhân dân ta đã đồ xuống, đã nhuộm đỏ cả chiến trường, đã làm run sợ cả những làn roi sắt, những ý nghĩ tàn bạo của quân thù. Xuyên suốt dải đất hình chữ s, từng “tấc đất” là từng “tấc vàng”, là da là thịt, là chính bản thân mình. Chính mình đấy, là chính tôi, là chính các bạn dấy! Trách nhiệm với đất nước là trách nhiệm với chính bản thân ta. Vậy mà mười tám tuổi, mười tám năm góp mặt trên sự sống này đã bao giờ bạn ngưng lại dù chỉ một phút thôi để xem mình làm được những gì? Ta đã sống chỉ vì bản thân? Sống chỉ để tồn tại hay sống đế làm nên giá trị của cuộc đời? Ta đã sống thế nào cho quê hương, xứ sở? Sống thế nào cho tổ quốc thân yêu? Từ khi lọt lòng mẹ, đón chào ánh bình minh trên cõi đời. Chúng ta được nuôi nấng, học hành, vui chơi. Chúng ta được yêu thương, vỗ về, an ủi được Tổ quốc che chở. Chúng ta được đồng bào CƯU mang. Chúng ta nhận hết những ưu ái, đặc ân của cuộc sông ban tặng. Ta có bao giờ tự hỏi “mình đã làm gì cho Tổ quốc” (Hồ Chí Minh) hay chưa.

Câu trả lời ấy không chỉ đơn thuần là: “Tôi yêu Tổ quốc” mà sâu sa hơn, minh bạch hơn là bằng hành động, bằng chính con tim đang đập trong con người bạn. Đã không ít tấm gương tiêu biểu trong việc bảo vệ vùng trời, vùng biển, lãnh thổ của Tổ quốc. Quay về với một thế kỉ trước, và rồi ta sẽ thấy thời gian đã để lại những chiến thắng vẻ vang, những câu chuyện có hồi kết, những niềm vui khôn xiết. Đặt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ bởi tuổi trẻ Việt Nam đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Họ là những lực lượng bộ đội du kích, dân quân, thanh niên xung phong, họ bảo vệ đất nước, họ đánh đuổi giặc với một khát vọng giải phóng đất nước. Nào là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Bế Văn Đàn,... họ đã viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc, giành lại chủ quyền lãnh thổ của ta. Và đặc biệt, người thiếu niên trẻ tuổi, tiêu biểu đó là Nguyễn Ái Quôc. Người đã dùng sức mạnh của tri thức để giải phóng dân tộc. Với đức tính cần cù, ham học, Bác đã thu nhận được nguồn kiến thức to lớn khiến người đời phải thán phục.

Xưa và nay dù xã hội có nhiều biến động, cuộc sống có bị tô lên những màu hồng nhưng một thứ không bao giờ thay đổi là tình yêu nước của thanh niên Việt Nam. “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” (Hồ Chí Minh). Thật vậy, cũng là thanh niên, là con người sinh ra với tất cả sự ban ơn mà đấng tạo hoá ban tặng, Phạm Văn Thạch và Bùi Văn Phải - hai con người ấp ủ ngọn lửa tình yêu nước bất diệt đã làm nên một việc rất đáng khâm phục. Vốn là chủ thuyền của chiếc tàu cá

QNG 96382, Thạch và Phải ra khơi với tất cả niềm tin mong có một chuyến bội thu đem về để nuôi sống gia đình ở Lý Sơn. Thế nhưng tại Hoàng Sa, ngay tháng ba vừa qua, một tàu đánh cá khác đã đến và dùng những hành vi thô bạo đốt cháy con tàu của Thạnh và Phải. Khi lửa bốc cao thiêu cháy cabin, anh em thuyền viên ai nấy đều hoảng sợ, nhưng Thạnh vẫn hết sức bình tĩnh hô hào anh em múc nước biển dập lửa nhanh. Quan trọng hơn, lá cờ Tổ quốc ở nóc cabin, lửa bén gần tới nơi, Phải đã liều mình vào vừa dập tắt lửa vừa cuộn nhanh lá cờ không để lửa cháy. Và khi dám cháy dập tắt, lá cờ được cắm trở lại trên nóc cabin. “Anh em ngư dân chúng tôi mỗi lần ra biển đều tâm niệm rằng, cờ Tổ quốc phải luôn ở nóc tàu để khẳng dịnh chủ quyền biển đảo và dũng với quy định quốc tế. Tàu cháy nhưng không để cờ cháy” anh Phải quả quyết. Tuy trắng tay trở về, nhưng lời nói và hành động xuất phát từ tinh thần dân tộc, xả thân vì đất nước khiến chúng ta khâm phục và biết ơn. Làm sao có thể phủ nhận được tình yêu đang sục sôi trong con người ấy ngay giữa hiếm nguy, giữa sống và chết. Thật xứng đáng với số tiền mười triệu đồng mà Báo Thanh niên trao tặng.

Thanh niên với chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng Tổ quốc

Từ những tấm gương lao động đến những tấm gương học tập cũng làm rạng rỡ non sông Việt Nam. Ngô Bảo Châu, Nguyễn Phương Ngọc đã làm rạng danh cho nền toán học nước nhà, để thế giới khâm phục tuổi trẻ Việt Nam, hay như Đặng Lê Nguyên Vũ - một doanh nghiệp trẻ,... và còn biết bao con người Việt Nam khác, họ đã trở thành những lực lượng thanh niên tình nguyện, dùng sức trẻ để đi đến những miền đất xa xôi tuyên truyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho những con người không có điều kiện xem thời sự, hay giúp người nghèo đói dù có thể đó chỉ là những món quà vật chất ít ỏi,...

Ánh hào quang của lòng yêu nước càng rộng ra hơn, khi tình yêu đất nước ấy không chỉ của những người con trong nước mà còn ở khắp trên thế giới. Chúng ta không thể quên đi, cuộc trở về theo tiếng gọi của cội nguồn của hơn hai trăm thanh niên kiều bào Việt Nam học tập từ hai mươi lăm nước trên thế giới. Họ đã đến và tham quan Bảo tàng Đà Nẵng vào sáng ngày hai mươi hai tháng bảy vừa qua. Được tận mắt chứng kiến những tư liệu, bằng chứng lịch sử, đặc biệt là những tấm bản đồ cố, khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong đó Hoàng Sa dã bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép từ lâu đến nay. Một thanh niên Việt kiều Áo tên Nguyễn Tiến Thành đã đặt tay lên ngực và nói: “Em thấy tim mình như bị xé ra, mất đi một phần”. Có lẽ không nỗi đau nào đau bằng nỗi đau mất đi một phần đất nước, vá chỉ bấy nhiêu thôi, tuy xa đất nước lâu ngày nhưng nỗi đau ấy chưa bao giờ nguôi lạnh.

Những lời nói và hành động ấy thật ý nghĩa biết bao!

Nhưng ai đó đã từng nói rằng: “Cuộc sống giống như những con sóng đời ngầu đục”, bên cạnh những tấm gương tốt vẫn còn đâu đó những thanh niên hư hỏng. Đôi khi ta mải miết băng qua những xa lộ cuộc đời, đắm chìm mãi những thứ hạnh phúc không đáng có, mà quên đi những nhiệm vụ đang chờ chúng ta giải quyết, để rồi chúng ta di vào hướng lệch lạc lúc nào không biết. Hồi chuông báo động đã vang lên, một thực trạng vô cùng xuống cấp của thanh niên hiện nay, phần lớn chìm đắm trong nghiện ngập, điện tử,... Cậu thanh niên trẻ giờ đây không còn là trang giấy trắng tinh ươm với tất cả sự ngây thơ, hồn nhiên nhưng rất bản lĩnh, kiên cường nằm trong lòng đất nước, mà thay vào đó, họ đang tự bán rẻ linh hồn trong cái men say đắng ngắt của rượu, trong sự điên cuồng của ma tuý. Sống như vậy là có trách nhiệm ư?

Chúng ta - những con người lành lặn, có thể điều này rất nhỏ nhoi, bình dị nhưng với những con người mà may mắn không mỉm cười với họ, nó thực sự là cả niềm vui lớn. Vậy còn chần chờ gì nữa? Thôi thì những ngày này, ta cùng xây đắp, cùng “gắn bó và san sẻ”, cùng “hoá thân cho dáng hình xứ sở” để “làm nên đất nước muôn đời”. Tôi sẽ dọn dẹp tim mình bằng tình yêu nước và những hi vọng. Còn bạn?....

Leave a Reply