Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" và "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Bài tham khảo 1: Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Trong cuộc sống của chúng ta, kiến thức là thứ rất quan trọng trong đời sống, là thứ vô tận không bao giờ biến mất. Chúng ta càng tìm hiểu những thứ mà chúng ta chưa từng biết thì chúng ta sẽ càng có nhiều kiến thức. Để chúng ta luôn nhớ cần phải học hỏi từ mọi thứ xung quanh ta và những thứ mà ta chưa từng biết thì ông cha ta đã tạo ra 1 câu tục ngữ để chúng ta luôn ghi nhớ cần phải học hỏi mọi thứ xung quanh. Đó là:
"Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn"
Câu tục ngữ "Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn"được chia làm 2 vế. Vế 1 là "Đi 1 ngày đàng". Còn vế 2 là "học 1 sàng khôn". Vậy "Đi 1 ngày đàng"là gì? "Đi 1 ngày đàng" có nghĩa là đi 1 ngày trên con đường đó. Còn "học 1 sàng khôn" là gì? Nó có nghĩa là chúng ta biết thêm những điều mới mẻ bắt gặp trên con đường ấy. Nếu ghép 2 vế với nhau thì ta sẽ được 1 câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn chỉnh: "Khi ta đi 1 ngày trên con đường ta đã chọn thì ta sẽ gặp được và biết thêm những điều mới mẻ trên con đường ấy." Câu tục ngữ"Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn." còn muốn nhắn nhủ chúng ta biết là phải ra ngoài để tìm hiểu những điều mới mẻ, những kiến thức cần được chúng ta mở ra trước mắt. Chúng ta không chỉ tìm hiểu mọi thứ xung quanh ta mà còn phải ra khỏi nơi ấy, đi tìm những vùng đất mới lạ, tìm những kiến thức ở những nơi khác. Kiến thức giống như là 1 kho báu chứa đựng đầy bất ngờ đang chờ ta khá phá, còn ta chính là chìa khóa để mở ra những kho báu ấy. Kiến thức có ở khắp mọi nơi, nên chúng ta phải đi tìm nó. Chúng ta không chỉ đi tìm những vùng đất mới lạ mà còn phải bỏ 1 chút thời gian để ở lại đó nhằm để nghiên cứu nơi ấy và còn phải học hỏi từ mọi người, từ những cư dân ở vùng đất ấy.
Khác với những người đi tìm kiếm những vùng đất, những thế giới kiến thức thì còn có những người chỉ biết dùng internet để tìm kiếm những thông tin cần biết, những người không biết cảm nhận sự khám phá khi đi qua thế giới kiến thức. Đó là 1 sự khác biệt lớn gữa người dùng internet để có những thông tin cần biết qua mạng và người được trải nghệm thực tế, để có những thông tin họ cần biết và được tận mắt chứng kiến. Người dùng internet chỉ cần cầm điện thoại để tìm kiếm những thông tin cần biết mà không cần biết đúng hay sai, họ không được tận mắt chứng kiến hay trải nghiệm nó. Còn người được trải nghiệm thực tế thì họ được tận mắt chứng kiến những thứ mà họ chưa từng thấy và được cảm nhận những thú vị, những cái hay trước mắt.
Qua chứng minh trên, ta có thể thấy được rằng câu tục ngữ"Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn"có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng ta. Câu tục ngữ này đã cho ta thấy được rằng chúng ta phải tự mình đi tìm những vùng đất mới lạ, tìm kiếm những kiến thức mới mà không cần dùng internet. Chúng ta hãy ghi nhớ câu tục ngữ này để nhắc nhở chúng ta rằng: "Đừng bao giờ phụ thuộc vào internet, mà hãy tự mình khám phá nó"
Bài tham khảo 2: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Trong cuộc sống, có rất nhiều câu tục ngữ ra đời nhằm nhắc nhở chúng ta những bài học quý giá. trong những câu tục ngữ quý giá đó, có một câu tục ngữ mà chúng ta không sao có thể quên được, nhắc nhở chúng ta phải sống theo đạo lý biết ơn. Đó là: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây."
Câu tục ngữ được chia làm hai vế. Vế một: "Ăn quả", còn vế hai là: " nhớ kẻ trồng cây". Vậy"Ăn quả" là gì? Nó có nghĩa là chúng ta được hưởng thụ những thành quả của người khác đã tạo ra nó. Vậy còn"nhớ kẻ trồng cây thì sao? Nó có nghĩa là biết ơn những người đã tạo ra nó hoặc có công đóng góp những thành quả đó để cho ta được hưởng thụ. Có thể nói ý nghĩa của câu tục ngữ đó là:"Khi chúng ta được hưởng thụ những thành quả của người khác tạo ra nó thì chúng ta phải biết ơn, nhớ ơn những người đó. Giống như chúng ta được cuộc sống ấm no, đất nước bình yên như thề này đều là nhờ có Bác Hồ vĩ đại thân yêu, những chú bộ đội, các vị chiến sĩ đã hi sinh để bảo vệ đất nước của chúng ta nên mới phát triển tới ngày hôm nay. Hay bác giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt, một giáo sĩ phương Tây, người đã lấy chữ cái La-tinh ghi âm thành Tiếng Việt tlan rộng trong nhân dân, giúp nó trở thành Quốc Ngữ của nước Việt Nam ta. Vì vậy chúng ta phải biết ơn, nhớ ơn những người ấy, những vị anh hùng đã ra tay bảo vệ Tổ Quốc bằng cách chúng ta đã treo bức ảnh chân dung của Bác Hồ ở những mái trường đỏ ngói để cho những học sinh thân yêu biết ơn, tưởng niệm đến Bác, hay chúng ta đặt tên của các vị anh hùng trên những con đườn, những ngôi trường thân yêu như: Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ, trường tiểu học Lê Quý Đôn, đường Hai Bà Trưng,.... Không những thế, chúng ta còn phải biết ơn cha mẹ của mình vì đã sinh ra mình, nuôi mình khôn lớn và những thầy cô giáo đã cho ta trí thông minh, được dồi dào kiến thức. Chúng ta biết ơn bằng cách hãy làm một đứa con ngoan, hiếu thảo và làm một học sinh ngoan, Trái với những người biết biết ơn, nhớ ơn những người đã giúp mình thì còn có những người vong ơn bội nghĩa, không biết nhớ ơn những người đã giúp mình. Những con người đó thật đáng trách, đáng chê. Chúng ta hãy giúp họ bỏ thói ấy và giúp họ sửa đổi điều đấy.
Qua những chứng minh trên, câu tục ngữ đã cho ta thấy được rằng là chúng ta phải biết ơn những người đã giúp mình và hãy làm những việc làm để thể hiện lòng biết ơn biết ơn đó. Là một học sinh, em sẽ làm một học sinh giỏi và làm một đứa con ngoan để xứng đáng được những thành quả của người khác đã cho mình