Nhà sư phạm nổi tiếng V. A.Xu - khôm - lin - xki có viết: "Niềm tin và... không xứng đáng." Theo anh (chị), đối với một người có đạo đức và tâm hồn đẹp đẽ, những điều gì là không xứng đáng

Đề bài:

Nhà sư phạm nổi tiếng V. A.Xu—khôm—lin—xki có viết: “Niềm tin và thế giới xúc cảm của con người có đạo đức đúng đắn, tâm hồn đẹp đẽ được xây dựng trên cơ sở khinh bỉ những điều không xứng đáng”. Theo anh (chị), đối với một người có đạo đức và tâm hồn đẹp đẽ, những điều gì là không xứng đáng

DÀN Ý

- Phẩm giá con người là gì?

- Phẩm giá con người được hình thành từ sự sáng suốt và tinh tế xác định cái gì xứng đáng và không xứng đáng.

- Những điều không xứng đáng cần khinh bỉ.

- Tìm kiếm cuộc sống hạnh phúc của mình nhờ vào sự ức hiếp, sự quấy phá gây nỗi buồn phiền và sự lo âu cho người khác.

- Lợi dụng kết quả lao động, núp đằng sau lưng người khác.

- Sự rụt rè, yếu đuối và không kiên quyết.        

- Nói năng bừa bãi, thiếu suy nghĩ và hứa những điều không thực hiện được.

- Thả lỏng nhu cầu và dục vọng làm cho chúng dường như thoát khỏi sự kiểm soát của tinh thần con người.

- Say rượu khiến ý thức bị lu mờ và bản năng trỗi dậy.

BÀI LÀM

Có một thứ rất tinh tế và dịu dàng, mạnh mẽ và can trường, bất khả xâm phạm và không gì lay chuyển được - đó là phẩm giá của cá nhân con người. Một con người có đạo đức và tâm hồn đẹp đẽ thì chắc chắn phải có phẩm giá bên trong con người đó. Phẩm giá - dó là quyền lực sáng suốt biết làm chủ bản thân. Trong cuộc sống, con người đụng chạm với cái đẹp và cái đê tiện, với niềm vui và nỗi đau khổ, trong cuộc sống tinh thần của con người thường có những giờ phút vinh quang và những giờ phút đau khổ, tình yêu đắm say và cảm giác về sự đê mạt lay động tâm hồn con người; cũng có những bước ngoặt và những sự trùng hợp hoàn cảnh, trong đó phải khước từ sự vui thú và tự nguyện hi sinh, vì lợi ích của bản thân, đặc biệt vì lợi ích của người thân trong gia đình, cần tự nâng mình lên trên tình cảm và sự xúc động bàng sức mạnh của tư tưởng và niềm tin.

Một con người có đạo đức và tâm hồn đẹp đẽ thì chắc chắn phải có phẩm giá bên trong con người đó

Niềm tin và thế giới cảm xúc của con người có đạo đức đúng đắn và tâm hồn đẹp đẽ, đó là sự cao thượng của nhân cách, biểu hiện ở mức độ bạn có thế sáng suốt và tinh tế xác định cái gì xứng đáng và cái gì không xứng đáng đốì với chính bản thân. Điều xứng đáng phải trở thành chính bản chất văn hoá tinh thần của bạn, còn điều không xứng đáng thì hãy để cho nó gây ra trong tâm hồn bạn sự kinh tởm và khinh bỉ.

Niềm tin và thế giới xúc cảm của con người có đạo đức đúng đắn, tâm hồn đẹp đẽ được xây dựng trên cớ sở khinh bỉ những điều không xứng đáng này:

Là không xứng đáng nếu tìm kiếm cuộc sống, hạnh phúc, niềm vui, sự thoả mãn, sự bình yên của mình nhờ vào sự ức hiếp, sự quấy phá gây nỗi buồn phiền và lo ầu cho người khác. Một cậu học sinh mười tám tuổi, không lo học hành, chẳng giúp ích gì cho gia đình, đã vậy còn làm cho gia đình người thân luôn buồn phiền, lo lắng vì suốt ngày cậu luôn đi gây chuyện, chặn đánh, ức hiếp các bạn học sinh nhỏ tuổi hơn. Thậm chí còn trấn lột lấy tiền để thoả mãn những nhu cầu cho bản thân. Không để ai xúc phạm mình nhưng cũng đừng xúc phạm người khác. Cậu học sinh đó có phải là người có phẩm giá không? Người thực sự có phẩm giá không thể tự mãn, bình thản, đôi với những gì đang xảy ra trong trái tim người khác, đối với những gì mình đã gây ra sự đau khổ, phá rối đến cho người khác. “Cuộc sống chẳng có gì đáng quý hơn là hạn chế làm tổn thương người khác và xoa dịu những tâm hồn khổ đau với tất cả những gì mình có thế làm được” - Olive Schrêinray.

Là không xứng đáng nếu lợi dụng kết quá lao động của người khác, núp sau lưng người khác. Tôi còn nhớ một câu chuyện đế minh chứng cho điều này. Có hai cậu sinh viên nghiên cứu về thuốc nổ. Một cậu bạn đã nghiên cứu say sưa, làm nhiều thí nghiệm khiến cho anh suýt mất mạng. Rốt cuộc, anh đã tìm ra một chất - gọi là photpho để làm diêm (được sử dụng ngày nay). Nhưng thành quả của anh đã bị người bạn cùng khoá lấy mất. Anh ta đem thành tựu ấy đi công bố và thế là nghiễm nhiên anh ta trở thành người sáng chế ra que diêm. Nhưng cậu bạn kia vẫn không trách giận mà anh mừng vì chính mình đã tìm ra mặc dù không được công nhận. Và cũng vì trở thành người lao động như anh - đó là một điều vinh dự; trở thành kẻ lợi dụng lao dộng của người khác, núp sau lưng người khác thì đó là một điều sỉ nhục.

Là không xứng đáng nếu rụt rè, yếu đuối. Biểu lộ sự thiếu cương quyết, lùi bước trước gian nguy, than vãn, rên ri thì thật xấu hổ. Sự rụt rè và không kiên quyết đẻ ra tính hèn nhát, đê tiện, phản bội. Sự can đảm và bạo dạn là nguồn gốc của sự dũng cảm. Sự thể hiện lòng dũng cảm, sự bạo dạn, tính kiên quyết, nghiêm nghị trước nguy nan - đó là trạng thái tinh thần không thể tránh được, để lại dấu ấn trên toàn bộ tính cách và tạo ra sự cao thượng của con người. Chỉ có những hành vi dũng cảm và can đảm mới duy trì suôt đời tính nhạy cảm tinh tế của trái tim và tư tưởng đối với tai hoạ, nỗi đau và sự bất hạnh của kẻ khác. Sự vĩ đại chân chính luôn thuộc về những người can đảm bản lĩnh, sẵn sàng hi sinh hết mình cho mục đích và có lúc biết quên mình cho sự mạo hiểm đúng lúc. Những con người biết vượt qua khó khăn nghịch cảnh, thử thách, biết thay đổi tình thế, dám đương đầu với thách thức sẽ có một tầm nhìn, phong cách, uy lực mới, đạt được vinh quang thật sự và xứng đáng được tôn vinh. Song, lỡ trong lần cuối cùng họ thất bại, họ có thể ngã xuống như những người khác nhưng không ai đánh đồng họ với những kẻ hèn nhát - những con người mãi mãi không bao giờ nếm trải cảm xúc thật sự của cả that bại và chiến thắng, và sẽ không bao giờ trở thành một dũng sĩ chân chính. Sự dũng cảm, can đảm, cao thượng, nói một cách có hình ảnh là con dao khắc tinh vi nhất tạo nên vẻ đẹp chân chính của con người.

Là không xứng đáng nếu bạn nói năng bừa bãi, thiếu suy nghĩ và hứa những điều không thực hiện được. Không nên nói năng bừa bãi, hãy nhớ rằng: Hãy làm cho việc đạt mục tiêu đem lại cho con người niềm vui sướng và tự hào. Khát vọng hoàn toàn không phải là điều ao ước. Điều ao ước nảy sinh cả trong những tâm hồn lười biếng. Còn những niềm khát vọng thì gắn liền với việc con người tự bắt buộc mình, tự đặt ra yêu cầu cho mình. Khi nhận ra khát vọng là ý chí của bản thân, con người hiểu ra một chân lí rất quan trọng: Lời hứa thật sự của con người bao giờ cũng là “khó” với ý nghĩa là nó không thố có được nếu thiếu sự lao động của tâm hồn.

“Lời nói thiện ý sưởi ẩm cả ba tháng mùa đông”.

(Ngạn ngữ Nhật).

Niềm tin

Là không xứng dáng nếu quá thương xót bản thân mình - cũng như không thương xót, thờ ơ với những người khác. Phóng đại quá mức những đau buồn, tai hoạ, tổn thương và thông khổ riêng của mình là không xứng đáng. Không nên mau nước mắt. Sự chịu đựng làm tăng vẻ đẹp cho con người. Những giọt nước mắt nhỏ ra để người thân phải thương hại mình không chỉ hạ thấp con người mà còn làm suy giảm khả năng con người tự rèn luyện bằng sự kiềm chế, cao thượng của ý chí. Không nên tự quá thương xót bản thân mình. Hãy “biết chia sẻ với những người đau khổ hơn là cách tốt nhất để vơi đi những đau khổ đang có”. Và vì: “Dù niềm vui hay nỗi buồn thì cũng cần được sẻ chia vì khi ấy niềm vui sẽ nhân đôi còn nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa” (Rucket).

Là không xứng đáng nếu im lặng khi lời nói của mình là sự trung thực, cao thượng và dũng cảm, còn sự im lặng là nhu nhược, hèn hạ và thậm chí là phản bội. Không nên nói khi sự im lặng của mình là trung thực, cao thượng. Việc con người biết làm chủ lời nói của mình sáng suốt đến mức nào, biết sử dụng công cụ tinh tế này của con người thành thạo đến đâu là điều nói lên phẩm giá của con người. Điều không xứng đáng với một người chân chính không những là nói dối, đạo đức giả, quỵ luỵ, tuân theo ý chí của người khác mà còn là không có cách nhìn riêng của mình, để mất bản lĩnh. Mách lẻo là hèn hạ và đáng ghê tởm.

Con người với những quan điểm và niềm tin bị bẻ gãy trở thành con người đáng thương hại. Người đó trở nên trống rỗng về mặt tinh thần, sẵn sàng đồng ý với mọi điều người ta nói, chỉ cần đừng phá vỡ sự yên ổn của anh ta. Một người như vậy khéo chiều theo ý kiến của người điều khiển công việc và hành vi của anh ta. Anh ta cố gắng làm vừa lòng kẻ mạnh và xúc phạm người yếu. Anh ta không thể có những hành động cao thượng của tâm hồn con người, không thể có sự đồng cảm, đồng tình. Bẻ gãy quan điểm và niềm tin cá nhân có nghĩa là làm cho con người trở nên tàn nhẫn.

Là không xứng đáng nếu bỏ bạn trong tai hoạ, hiểm nghèo hoặc thờ ơ đối với nỗi buồn phiền đau khổ của người khác. Chứng đui điếc về phương diện đạo đức, sự chai cứng về trái tim, đó là một trong những tật xấu kinh tởm nhất. Có ai đó đã nói rằng: “Một nơi sẽ chẳng là gì cho dù đó là thiên đường nếu như nơi đó không có chỗ cho trái tim ngự trị”. Đừng bao giờ thờ ơ với nỗi đau của người khác bởi “cảm thông, tình thương và lòng trắc ẩn là một trong những tuyệt tác của tâm hồn”. Hãy luôn nhớ rằng: Điều xứng đáng đem lại niềm vui, còn điều không xứng đáng sẽ bị lên án mạnh mẽ.

Là không xứng đáng nếu thả lỏng nhu cầu và dục vọng làm cho chúng dường như thoát khỏi sự kiểm soát của tinh thần con người. Bạn muôn ăn, uống, nghỉ ngơi hoặc sưởi ấm - thế xác bạn có nhu cầu như vậy, nhưng chớ quên rằng bạn là một con người. Khi đã thoả mãn các nhu cầu của mình, bạn phải thể hiện sự cao thượng, sự kiềm chế, tính tự chủ. Đừng để cho những nhu cầu và dục vọng kiểm soát được bạn. Hãy biết dừng đúng lúc. Đó không phải là sự khiêm nhường. Đó là một cái gì còn cao hơn và quan trọng hơn. Chế ngự được nhu cầu và dục vọng của bản thân, bạn đã nâng cao bản chất tinh thần của mình.

Là không xứng đáng nếu bạn say rượu. Rượu làm cho ý thức bị lu mờ và bản năng trỗi dậy, hạ thấp con người xuống hàng súc vật.

Biết và hiểu được những gì không xứng đáng với một người có đạo đức là đúng đắn và tạo nên nét đẹp trong tâm hồn.

Leave a Reply