Phân tích bài Nguyên tiêu, tác giả Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ vĩ đại, nhà cách mạng tài ba, bác còn là một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ kiệt xuất. Tuy cảnh ánh trăng là một đề tài thường được các nhà thơ ưa thích nhưng “Nguyên tiêu” là một trong những tác phẩm về trăng của Bác lại khác biệt với mọi nhà thơ khác đã từng làm. Bài thơ “Nguyên tiêu” được sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1948, trên chiếc thuyền giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc, Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về cuộc chiến chống thưc dân Pháp. Sau khi bàn bạc xong, Bác đã bất ngờ khi chứng kiến một cảnh đêm trăng sáng ngày rằm tháng giêng và đã stác ra bthơ này bằng chữ Hán và dùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Nguyên tiêu

Bài thơ sau này được nhà thơ Xuân Thủy dịch theo thể lục bát, với tên Rằm tháng giêng. Đêm trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dạt dào trong tâm hồn vị lãnh tụ trong đêm nguyên tiêu, Bác đã tả cảnh trăng:

“Rằm xuân lồng lồng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn, màu trời thêm xuân”

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm trăng. Trên bầu trời, trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Đất nước quê hương bao la mang một màu xanh bát ngát: màu xanh lấp lánh của “sông xuân”, màu xanh ngọc bích của “nước xuân” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “trời xuân”. Điệp từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cảnh sông, nước và bầu trời. Bác yêu thiên nhiên nên sống, núi, cỏ cây, hoa lá, nên tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình mang sắc điệu trữ tình và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của Bác. Hai câu thơ cuối nói về dòng sông và con thuyền giữa đêm trăng:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Buổi đầu cuộc kháng chiến đầy gian khổ biết bao, tuy vậy, Bác vẫn ung dung, thư thả ngắm cảnh trăng đẹp trên sông. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Lúc này, trăng treo giữa trời toả sáng khắp mọi nơi làm cho cảnh sông nuớc trong đêm càng thêm thơ mộng. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở đầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạn sâu sắc, tạo nên sự hài hòa của chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong tâm hồn của Bác. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận.

Bài Rằm tháng giêng là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tuyệt bút của Hồ Chí Minh với ngữ điệu nhẹ nhàng. Từ cảnh đêm trăng đẹp, bác đã dẫn ngườI đọc đến với tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước dường bao. Qua đó, bài thơ đã bộc lộ rõ tình cảm yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lòng yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ đối với đất nước.

Leave a Reply