Phân tích đoạn thơ sau: “tiếng ghi ta nâu... long lanh trong đáy giếng”. (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 165)

Phân tích đoạn thơ sau:      

“tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

 

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng dàn nhọc cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vằng trăng

long lanh trong đáy giếng”

(Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 165)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

- Vài nét về tác giả, tác phẩm.

+ Thanh Thảo tiêu biểu cho gương mặt các nhà thơ thời chống Mĩ, nổi bật ở Thanh Thảo là sự sáng tạo và cách tân.

+ “Đàn ghita của Lorca” rút trong tập “Khối vuông ru-bích” - 1985. Bài thơ thể hiện sự tri ân, đồng cảm với ngưỡng vọng của tác giả với một số nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách anh hùng và số phận bi thương: Lor-ca.

- Đoạn thơ ở phần giữa bài thơ, là sự phản ánh về âm thanh và là sự hóa thân, tỏa sáng của tâm hồn người nghệ sĩ - chiến sĩ của đất nước Tây Ban Nha: Lorca

Lor-ca và sức bất tử

a. Hình tượng tiếng đàn:

- Âm thanh, tiếng đàn tuôn trào, sôi động qua những hình ảnh tượng trưng, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, và điệp khúc “tiếng ghita”

+ Tiếng đàn có màu (nâu, xanh)

+ Có hình thù (tròn)

+ Có sức sống (cỏ mọc hoang)

b. Lor-ca và sức bất tử:

- Hình ảnh tượng trưng, siêu thực, tương phản

+ Nước mắt vầng trăng: giọt nước mắt của vầng trăng, giọt nước mắt của vũ trụ rơi vào đáy giếng để soi sáng sự thật bị chôn vùi.

+ Đáy giếng: Là nơi kẻ thù ném xác Lorca, hòng xóa dấu vết tội ác, là chứng tích tội ác của bọn phát xít, là nơi vùi dập chuyển hóa thành sự thăng hoa, sự thê thảm chuyển thành sự tôn vinh.

Đánh giá chung:

- Đoạn thơ là sự cảm nhận của nhà thơ này về tiếng đàn xưa. Tiếng đàn của Lorca trường cửu cùng tự nhiên, nó không ngừng vươn lên, lan tỏa ngay khi người sáng tạo ra nó đã chết.

Leave a Reply