Phân tích đoạn trích Tháng ba, rét nàng Bân trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng

Trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng chỉ có một tháng được ghi lại bằng tên một người đàn bà, đó là Tháng ha. Con người xuất hiện trong đoạn trích không phải là một người đàn bà vô danh, không xác định như ở bài Tết: Hỡi cô mặc cái yếm xanh; nhưng nàng vẫn là một biểu tượng độc đáo trong áng văn này.

Độc đáo vì cái rét ấy, truyền thuyết về người đàn bà ấy chỉ có ở một miền, một thời, và thuộc về một tháng ba không hề có trên lịch biểu, một tháng ba đã "mịt mù tăm tích".

Độc đáo vì nàng Bân không hề biểu tượng cho cái rét, Vũ Bằng "không muốn tin rằng cái rét tháng ba có thể làm cho bà già chết cóng". Nhưng qua nét bút của ông, nhân vật truyền thuyết này gắn với sự vần vũ ”kì ảo" của trời đất trong tháng ba.

Thương nhớ mười hai

Có được một cuộn "phim màu ảnh" tuyệt đẹp về những biến động tinh tết nhất của "cỏ cây, mây nước" ấy là bởi vì ngay từ đầu chúng ta đã nhìn thấy một con người cực kì nhạy cảm với tự nhiên và hãy còn sống theo nhịp sống của trời đất.

"Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còn đang thiêm thiếp, anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, long lanh như ở trong một tấm ảnh màu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.

Giẫm đôi giày lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy".

Sự trong sáng của ban mai được điệp đi điệp lại bằng những biến thái của hình ảnh mở đầu "trong như ngọc": ngọc/ lóng/ lánh/ sương móc/ sương vương trên cỏ...

Cũng như đọan văn này, những đoạn tiếp theo gồm nhiều câu được liên kết bởi từ "thì" , thậm chí liên từ thường để nốì hai mệnh đề này trong cú pháp độc đáo của Vũ Bằng nhiều khi lại được đặt ở vị trí mở đầu câu:

thì quả nhiên, đến buổi trưa nắng thực...

thì ra đó là tiếng reo của gió...

Không phải ngẫu nhiên mà ở đây, từ "thì" nổi bật lên. Trong tiếng Việt, nó vốn diễn tả những hiện tượng diễn ra gần như đồng thời, liên tiếp , hoặc đang được phát hiện. Cộng hưởng với liên từ ấy, phần mở đầu có rất nhiều trạng ngữ, định ngữ gắn với cảm nhận về "một cái gì rất lạ xảy ra". "Anh bỗng thấy có những đám mây hồng" "tiếng gì mà đến bất thình lình" trời đã chuyển đến bất ngờ chỉ trong khoảnh khắc "cái rét đột ngột".

Tất cả nhằm gợi lên hiện tượng "huyền ảo": "rét của cuối tháng chạp, đầu xuân đã trở về trên cánh gió, giữa một khoảng trời tháng ba nắng ấm". Bởi vậy, từ nàng Bân đến Dương Quý Phi quả cũng là một liên tưởng độc đáo, nhưng không phải hoàn toàn bất ngờ "tháng ba ở Bắc" trong sự đỏng đảnh đổi thay ấy đã mang cái duyên của người đẹp làm nũng.

Sự vần vũ biến động của những "ngày huyền ảo" tháng ba được biểu tượng qua một hình ảnh dần mở rộng, nàng Bân biến thành người "đàn bà, con gái... tự nhiên đẹp trội hẳn lên" giữa biến động của cái mùa "thơm thơm... những nụ tầm xuân", nàng trẻ lại trở thành người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết.

Leave a Reply