Phân tích hai câu đầu bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

Thời Trần đã đi qua nhưng âm vang của những chiến công lẫy lừng của nó vẫn còn vang dội đâu đây. Chỉ tiếc một điều là thơ văn phản ánh thời oanh liệt ấy của ông cha ta chẳng còn là bao. Song tuy ít nhưng nó vẫn là những hòn ngọc sáng ngời trong kho tàng văn học Việt Nam.

Thuật hoài

Và dù ít nhưng nó vẫn phản ánh một cách xuất sắc khí thế của thời ấy. Chúng ta hãy đọc bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão xem. Đây là một vị tướng tài ba, một nhà nho có trình độ học thức cao của thời Trần. Bởi thế chắc chắn bài thơ ấy không là “tưởng tượng”, “Hoành sóc giang san kháp kỉ thu”. Hình ảnh chàng trai hiện lên thật là hùng dũng, to lớn bảo vệ an bình cho đất nước. Người trai ấy sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Nhưng trong tư thế ấy vẫn không thiếu cái ung dung, thanh thản. Cái “kẹp ngang ngọn giáo” làm nổi bật lòng tự tin của người dũng sĩ, người ấy tin vào sức mạnh của mình có thể chiến thắng tất cả. Và đó cũng là lòng tự hào chung của dân tộc. Ta hiên ngang, sừng sững đứng đó với ngọn giáo sáng ngời. Tôi như thấy hiện ra trước mắt mình một võ tướng lẫm liệt, oai phong đăm đăm phóng tầm mắt nhìn ra biên giới. Chàng lặng lẽ làm công việc của mình với một niềm tự hào cao độ. Nó gắn liền với chàng từ thu này sang thu khác. Phải chăng tác giả muốn dùng hình ảnh ấy để nói lên sức mạnh của triều đại nhà Trần trong những buổi đầu sung sức ấy?

 

Leave a Reply