Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả

Gợi ý viết bài

1. Giới thiệu khái quát

- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là tác giả hay viết - viết hay và thực sự thành công về đề tài miền núi (Đất nước dứng lên, Rẻo cao, Trở về Mèo Vạc...). Rừng xà nu có thể coi là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.  

- Song hành và làm nổi bật hình tượng con người, hình tượng cây xà nu đã góp phần làm đậm nét hơn chất sử thi và cảm hứng lãng mạn đặc sắc cho tác phẩm.

Thủ pháp nhân hóa được tác giả sử dụng hết sức đặc sắc, gợi cảm

2. Phân tích cụ thể

2.1. Khái niệm hình tượng:

Tất cả những sự vật và hiện tượng của đời sống được phản ánh một cách sáng tạo và nghệ thuật trong tác phẩm văn chương đều có thể là những hình tượng vãn chương giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

2.2. Phân tích:

- Xà nu với vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, ham ánh sáng mặt trời: những thân cây vạm vỡ, ứ nhựa thơm lừng... lóng lánh vô số hạt bụi vàng... thơm mỡ màng...

- Hình tượng xà nu cũng là ẩn dụ nghệ thuật cho dân làng Xô Man và người dân Tây Nguyên. Do đó, xà nu hiện lên trong sự song hành, ứng chiếu với con người từ sự đau thương, sức sống, hồi sinh...

- Xà nu đau thương: “làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc” và rừng xà nu không có cây nào không bị thương... Và lịch sử làng Xô Man cũng là lịch sử của những đau thương: anh Xút, bà Nhan bị giết vì nuôi cán bộ, mẹ con Mai chết bởi sự tra tấn tàn bạo của quần thù, Tnú bị giặc đốt 10 ngón tay...

Xà nu hồi sinh: xà nu tràn đầy sức sống, cạnh một cây ngã gục, đã có 4, 5 cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Ngay trong đau thương, xà nu cũng hiện ra với vẻ đẹp bi tráng: "... đổ ào ào như một trận bão...”. Xà nu lớp lớp mọc lên, xà nu hình nhọn mũi tên (đoạn đầu) đã trở thành hình xà nu “nhọn hoắt như mũi lê” (đoạn cuối)... Sự sống đã chiến thắng đạn bom và sự hủy diệt, sự sống mạnh hơn cái chết. Sức sống của xà nu cũng là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên cường của dân làng Xô Man: cũng như xà nu, những Đam San thời chống Mĩ vẫn được tôn vinh mạnh mẽ trong sự khốc liệt của chiến tranh: Xà nu lớp lớp mọc lên nối tiếp tới chân trời và dân làng Xô Man thế hệ sau nốì tiếp thế hệ trước: anh Xút bị giặc giết thì bà Nhan đi thay, bà Nhan bị giết thì có Tnú, Mai nối tiếp đi nuôi giàu cán bộ, anh Quyết hi sinh có Tnú thay anh, Mai ngã xuống có Dít thay chị, và chú bé Heng có thể coi như hình ảnh sau này của Tnú, thậm chí còn hứa hẹn sự trưởng thành hơn.

- Có lẽ bởi thế, xà nu luôn được miêu tả trong sự ứng chiếu với con người: xà nu vững chãi “ưỡn tấm ngực lớn” che chở cho dân làng, cụ Mết “ngực căng như một cây xà nu lớn”; nhựa xà nu “đặc quện như cục máu lớn” và lưng Tnú khi bị giặc tra tấn “ứa máu... đặc quện lại, tím thầm như nhựa xà nu”.

Xà nu với vẻ đẹp hùng vĩ

- Xà nu gắn bó thân thiết với dân làng Xô Man, là linh hồn của rừng núi Tây Nguyên (khói xà nu, đuốc xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu... luôn có mặt trong sinh hoạt hàng ngày, luôn xuất hiện trong những biến cố lớn của dân làng). Thiên nhiên và con người hòa nhập tạo nên một chất thơ đẹp hào hùng cho thiên truyện.

2.3. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả:

- Thủ pháp nhân hóa được tác giả sử dụng hết sức đặc sắc, gợi cảm.

- Kết cấu vòng tròn: mở đầu tác phẩm là “đồi xà nu” và khép lại là “rừng xà nu” nối tiếp tới chân trời nói lên sức sống, sự trưởng thành của xà nu, của Tây Nguyên.

- Lốì kết cấu vừa đóng vừa mở ấy như nói với người đọc rằng: đây chỉ là một chương trong bản anh hùng ca vô tận của người Tây Nguyên. Rừng xà nu nốì tiếp như sức sống không thể hủy diệt của Xô Man, của dân tộc Việt Nam.

- Xây dựng hình tượng song hành, ứng chiếu thiên nhiên và con người.

- Những câu vãn giàu âm điệu khi trang nghiêm khi thiết tha.

Hình tượng xà nu hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, vừa rắn rỏi vừa thanh nhã đã đem lại cho truyện ngắn vẻ đẹp đặc biệt, vẻ đẹp Tây Nguyên!

Leave a Reply