Phân tích hình tượng thơ trong bài thơ Thư gửi mẹ của Ê - xê - nhin
Xéc-gây Ê-xê-nhin (1895 - 1925) với cuộc đời ngắn ngủi đã để lại cho nền văn học Nga và nền văn học nhân loại những bài thơ trữ tĩnh tuyệt tác. Tôi đã từng nghĩ về Hàn Mặc Tử trời sinh ra chỉ để làm thơ. M. Goóc- ki cũng nói về Ê-xê-nhin: “tạo hóa sinh ra hoàn toàn cho thơ ca”. Thơ Ê-xê- nhin diễn đạt nỗi buồn vô tận của đồng ruộng, ngợi ca thiên nhiên Nga, ngợi ca những giá trị tinh thần vĩnh cửu.
Thư gửi mẹ là bài thơ tiêu biểu cho Ê-xê-nhin. Sau những năm lăn lộn với cuộc sống, sau những vấp váp, phiền muộn, chán chường, Ê-xê-nhin lại quay về với những giá trị tinh thần vĩnh cửu mà thiêng liêng hơn cả là tình thương của người mẹ.
Trong “Thư gửi mẹ” có một hình tượng quán xuyến cả bài thơ là hình tượng người mẹ trông con thật là cảm động:
“Người ta viết cho con rằng mẹ
Phiền muộn lo âu quá đỗi về con
Rằng mẹ thường lững thững ra đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát”.
Đó là người mẹ của Ê-xê-nhin mà cũng là người mẹ của muôn đời, người mẹ của phương Đông và phương Tây. Người mẹ mòn mỏi vì thương con, bất cứ nó còn nhỏ hay trưởng thành, không cần biết nó đã trở thành anh hùng hay thi sĩ. Trong lòng người mẹ, đứa con bao giờ cũng nhỏ nhoi, yếu đuối và thậm chí còn luôn gặp những bất trắc:
“Trong bóng tối chiều hôm xanh ngắt
Mẹ mãi hình dung một cảnh tượng hãi hùng
Có kẻ nào vừa đâm trúng tim con
Giữa quán rượu ồn ào loạn đầả”.
Đứa con trong lòng người mẹ trong thơ Ê-xê-nhin sao giống đứa con trong lòng người mẹ trong thơ Tố Hữu. Trong những ngày kháng chiến gian lao, có một người mẹ đêm rét mướt nằm trong ổ chuối khô nhớ con ngoài mặt trận:
“Đêm nay bộ đội rừng khe
Mưa ướt dầm dề gió buốt chân tay
Nó đi đánh giặc đêm nay
Bước run, bước ngã, bước lầy bước trơn”.
(Bà Bủ)
Một anh hùng và một thi sĩ trong lòng người mẹ như thế đấy!
Hình tượng người mẹ càng trở nên thiêng liêng khi Ê-xê-nhin đặt hình tượng người mẹ trong không gian của làng quê êm ả với:
“Anh sáng diệu kì những tia năng hoàng hôn”.
Hay:
“Trong bóng tối buổi chiều hôm xanh ngắt”.
Ê-xê-nhin hồi tưởng về quê hương bao giờ cũng bằng màu sắc tha thiết và ánh sáng êm dịu. Có lẽ thiên nhiên Nga và người mẹ là những giá trị vĩnh cửu mà Ê-xê-nhin đã nhận ra sau những bước chán chường, buồn bực.
Tình thương mẹ của đứa con thì vẫn đằm thắm, thiết tha:
“Con vẫn như xưa đằm thắm dịu dàng
Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước
Sớm thoát khỏi nỗi chán chường buồn bực
Để trở về với mái nhà xưa”.
Tình thương mẹ của Ê-xê-nhin không đổi, đó cũng là một giá trị vĩnh cửu nâng đỡ tâm hồn nhà thơ. Nhưng nhận thức của Ê-xê-nhin thì thay đổi. Đứa con “đằm thắm dịu dàng” của mẹ đã trưởng thành và trở thành đứa con thi sĩ.
“Con sẽ về khi vào độ xuân sang
Mảnh vườn trắng của ta đâm cành nảy lộc”.
Nghĩ về người mẹ là nhà thơ cảm thấy ấm áp, tươi sáng. Và trong hình ảnh nảy nở của mùa xuân, nhà thơ muốn nhắn với mẹ về sự “đâm cành nảy lộc” của chính đứa con thi sĩ của mẹ.
Đến đây bài thơ phát triển đến cao trào. Trong tình thương của người mẹ, đứa con vụt lớn lên. Tứ thơ tạo cho người đọc cảm giác đứng trước buổi mai mùa xuân nhìn thấy vườn cây thay hoa đổi sắc:
“Chi có điều mẹ nhé, mỗi han mai
Đừng đánh thức con như tám năm về trước”.
Nhà thơ muốn gợi đến bài thơ “Sáng mai mẹ đánh thức con dậy sớm” sáng tác tám nãm về trước để bộc lộ tâm trạng phức tạp của chàng thi sĩ hôm nay:
“Đừng thức dậy những ước mơ đã mất
Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành”.
Tám năm về trước, đứa con hồn nhiên kì diệu bao nhiêu thì hôm nay nhọc nhằn, đau khổ bấy nhiêu. Nhưng đó chính là sự trưởng thành về nhận thức của đứa con thi sĩ. Và kì lạ thay, điều này lại đúng với dự báo trong bài thơ hồn nhiên tám nãm về trước:
“Người ta bảo, con một ngày sắp đến
Thành nhà thơ nổi tiếng của nước Nga”.
Đứa con thi sĩ cũng chân thành thưa với mẹ điều khó thưa nhất:
“(Mẹ) Cũng đừng dạy con nguyện cầu vô ích!
Nẻo về xưa đã khép lại rồi”.
Ê-xê-nhin đã thoát khỏi tư tưởng tôn giáo của người mẹ dạy bảo từ tuổi thơ. Có lẽ trong những điều thưa với mẹ trong thư thì đây là điều đáng hãnh diện của Ê-xê-nhin vì con đã thực sự trưởng thành. Có thể là mẹ sẽ không bằng lòng, nhưng chỉ có điều này con mới xứng đáng là con của mẹ!
Và chính trên cái đà nhớ lại và suy nghĩ đó, người mẹ cũng được đứa con nhận thức lại:
“Chỉ mẹ là diệu kì, ánh sáng, niềm vui
Chỉ mình mẹ nâng con vững hước”.
Trong lúc những ảo tưởng tan biến, những mộng đẹp trở nên hão huyền, những giáo lí trở nên vô bổ thì “chỉ mẹ là diệu kì”, chỉ mẹ là “niềm vui cho con”. “Chỉ mình mẹ đốì với con là ánh sáng khôn tả xiết”. Không phải “Ánh sáng diệu kì những tia nắng hoàng hôn” mà là ánh sáng của tinh thần, ánh sáng của niềm tin yêu, là ánh hào quang của người mẹ rọi sáng cho con. Từ ánh sáng thật đến ánh sáng trừu tượng, từ ánh sáng bên ngoài tỏa chiếu vào người mẹ, đến ánh sáng bên trong của người mẹ tỏa chiếu vào người con, nhà thơ đã tôn vinh người mẹ thiêng liêng, cao cả!
Đoạn kết, hình ảnh người mẹ lại hiển hiện như tượng đài trong lòng con, tượng đài của lòng yêu thương, kính trọng:
“Hãy quên đi những lo âu, mẹ nhé
Đừng huồn phiền quá thế vì con
Xin mẹ đừng lững thững ra đứng đường
Khoác tấm áo choàng xưa củ nát”.
Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin hay nhiều mặt. Giọng điệu trữ tình tha thiết. Tình cảm chân thành, nồng thắm. Lí trí sáng suốt. Hình ảnh đẹp và gợi cảm. Hay nhất là nhà thơ đã biểu hiện được sự vận động của tình cảm, của nhận thức trước những giá trị tinh thần. Trong cuộc sống “nhọc nhằn”, “chán chường buồn bực”, nhà thơ càng nhận ra những giá trị tinh thần vĩnh cửu mà thiêng liêng hơn cả là tình thương của người mẹ:
“Chỉ mẹ là diệu kì, ánh sáng, niềm vui
Chỉ mình mẹ nâng con vững hước”.
Cũng phải cảm ơn nhà thơ Anh Ngọc đã dịch thật hay bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin.