Phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương

GỢI Ý 1

- Từ " con": cách xưng hô quen thuộc của người dân miền Nam => tình cảm kính trọng, yêu thương như tình cảm của những người ruột thịt.

- Từ "miền Nam" như thông báo với Bác mình là người con của mảnh đất Thành đồng Tổ Quốc, rằng miền Nam đã hoàn toàn giải phóng thỏa ước nguyện bấy lâu nay của Người.

- Từ "thăm" là cách nói giảm nói tránh, ngụ ý coi Bác vẫn còn sống như đang ngủ 1 giấc ngủ thiên thần. Bằng cách nói này tác giả đã: (đây là tác dụng của cách nói giảm nói tránh, rất dễ gặp trong phần câu hỏi nhỏ)

+ Làm giảm bớt nỗi đau buồn.

+ Thể hiện sự kính trọng, nhớ thương.

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương

- Hình ảnh hàng tre:

Nghĩa thực: loài cây bình dị, quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam...( xanh xanh, bát ngát)

Nghĩa ẩn dụ (tượng trưng):

+ Biểu tượng cho dân tộc kiên cường, bất khuất.

+ Tre mang những phẩm của của con người Việt Nam: mộc mạc, ngay thẳng, kiên cường. ..(Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng)

Hàng tre xung quanh lăng Bác hay cũng chính là cả dân tộc Việt Nam đứng bên Bác, cùng đoàn kết một lòng thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc. 

Đó là tre Việt Nam hay cũng chính là dáng đứng của con người Việt Nam trong mấy nghìn năm lịch sử. 

- Từ "ôi" biểu đạt cảm xúc dâng trào 1 cách trực tiếp của niềm xúc động, bồi hồi của nhà thơ trong chuyến hành hương tìm về cội nguồn của dân tộc.

GỢI Ý 2

Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi.

Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng

Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.

GỢI Ý 3

Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi.

Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.

Leave a Reply