Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý sau:

- Một người có ngoại hình xấu, thô, với cuộc sống lam lũ, vất vả, những lo toan trong cuộc sống mưu sinh.

- Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm nhiều người ngỡ ngàng.

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài

+ Bị chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng vẫn cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình; chấp nhận nó như cuộc sống của người đi biển phải đương đầu với sóng gió.

+ Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng và có lòng thương con vô bờ: Biết được hành động vũ phu của chồng bị thằng Phác và người lạ (Phùng) chứng kiến, chị đã “vừa đau đớn, vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chị chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị sống cho con chứ không phải cho mình.

+ Từ cử chỉ, thái độ rụt rè, sợ hãi trước không gian toà án huyện với những lời xưng hô thưa gửi, van xin đến sự thay đổi tâm thế khi lấy được tự tin để chị thay đổi cách xưng hô, tâm sự thành thật và cảm động đã làm chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng ngộ ra nhiều điều, ta thấy chị là người lao động lam lũ, nghèo khổ, không có uy quyền nhưng cái tâm của một người thương con thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ quyền uy có sức công phá lớn.

- Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử.

Leave a Reply