Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Gợi ý làm bài

Dù tác phẩm là câu chuyện được kể trong đêm, nhưng Rừng xà nu là truyện của một đời. Trong câu chuyện ấy, Tnú được kể từ khi còn tấm bé cho tới ngày anh trưởng thành, là chiến sĩ Giải phóng quân, hơn nữa, còn là niềm tự hào của dân làng Xô Man. Khi phân tích nhân vật này, cần lưu ý các điểm sau:

1. Tnú được nhà văn Nguyễn Trung Thành khắc họa ở hai giai đoạn:

- giai đoạn thứ nhất, tương ứng với cuộc đời của Tnú từ khi còn nhỏ tới lúc làm liên lạc cho anh Quyết và có vợ. Ớ giai đoạn này, tác giả tập trung giới thiệu Tnú là chàng trai dân tộc chính trực, thẳng thắn, giàu lòng yêu nước, yêu làng, trung thành với cách mạng, gan góc, táo bạo. Anh căm thù giặc sâu sắc, có tình yêu trong sáng, thuỷ chung.

Hình tượng Tnú cùng với những bước trưởng thành của nhân vật này cũng là về con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến

- Giai đoạn thứ hai, ngắn hơn, từ lúc có vợ con Tnú bị giặc giết chết, anh vùng lên trả thù. Nhưng giai đoạn này đã được nhà vãn tập trung khắc họa khá công phu, với những trang viết mang đậm chất sử thi, đặc biệt là sư khắc họa hình ảnh đôi bàn tay cháy đỏ thành ngọn đuốc của Tnú. Hình tượng ấy biểu hiện ý chí căm thù giặc, quyết tâm vùng lên chống lại kẻ thù của dân làng Xô Man nói riêng, người Tây Nguyên nói chung.

2. Hình tượng Tnú cùng với những bước trưởng thành của nhân vật này cũng là về con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến:

Họ đi từ sự non nớt ban đầu, từ trong bóng tối đến ánh sáng quật khởi một cách tự giác. Do đó, câu chuyện về Tnú, câu chuyên về làng Xô Man ở rừng xà nu cũng là câu chuyên của nhân dân miền Nam một thời khóc liệt và ngoan cường. Vì thế, như chính tác giả nói, câu chuyện chỉ được kể trong một đêm, nhưng cái đêm dài như cả một đời và Rừng xà nu là truyện của một đời.

Bài làm

Truyện ngắn đó của Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu, tôi đọc từ ngày nó mới in lần đầu, khoảng cũng mười năm rồi. về sau nghĩ lại, thấy hiện lên rõ nhất là hình ảnh bàn tay Tnú và những trang mở đầu cùng đoạn kết diễn tả cây xà nu. Cái cây và bàn tay đó là hai điểm tựa cho việc nhớ lại tất cả những câu chuyện kể lại điểm sáng lớn thu hút các điểm sáng nhỏ nhấp nháy trong óc liên tưởng...

Quả thực nhìn bàn tay, tạm đoán được lí lịch một con người. Có bàn tay trẻ thơ bụ bẫm, năm ngón xoè ra như năm cánh hoa, ấp vú mẹ. Có cái bắt tay giao tiếp bạn bè, hờ hững lạnh nhạt hoặc siết chặt đằm thắm. Rồi tay tìm tay tình tự. Có bàn tay vạm vỡ, chai sần, gân nổi chằng chịt của người chài lưới, cày cuốc, làm thợ, nói lên một lời lam lũ. Có bàn tay thon dài tháp bút đánh đàn, nặn tượng. Tay nuôi người và tay cầm dao, cầm súng bảo vệ người. Cả bàn tay nhàn rỗi được giũa móng thêu son, đeo ngọc. Tôi nghĩ đến bàn tay thê thảm của một người đàn bà thời chiến quốc tàn bạo, đã bị Thái tử Đan chặt đứt để dâng lên Kinh Kha, đáp lại cái ân giúp mình tranh bá đồ vương, sẵn sàng cho đi cái không thể cho được. Tôi lại nghĩ đến hai ba chục trang sách trong một cuốc truyện của Xtêphan Xwai, chỉ đặc tả toàn những bàn tay đặt tiền, thu tiền, vay tiền, trả tiền trên một chiếu bạc, những bàn tay béo múp và khẳng khiu, run rẩy và bình tĩnh, bàn tay vồ chộp và thong thả đưa ra rút về, mỗi bàn tay là một tâm trạng, một số phận dam mê tội lỗi. Tôi nghĩ đến bàn tay suốt ngày rửa xà phòng, rất sạch và thơm, nhưng chính nó vừa trao bản danh sách những người kháng chiến cho phát xít Giétxtaphô lùng bắt, bàn tay tên tư sản Pháp gian manh trong cuốn Thất thủ Pari của I. Êrenbua. Điện ảnh đưa lên màn bạc bàn tay uất ức của người da đen Ôtenlô. Bây giờ thêm bàn tay căm thù của Tnú.

Thoạt đầu là “hai bàn tay anh lúc ấy còn lành lặn”, bàn tay chú bé Tnú dắt cô bé Mai lên rẫy trồng tỉa, xách xà lét giấu vài lon gạo đi nuôi cán bộ Quyết trốn ở rừng; bàn tay cầm viên phấn bằng đá trắng, lấy từ núi Ngọc Linh về, viết lên bảng đen đan bằng nứa hun khói xà nu để học chữ y dài, chữ 0 thêm móc thành a; bàn tay cầm đá đập vào đầu vì học dốt; bàn tay mang công văn đi làm liên lạc; hai bàn tay mà Mai đã cầm lấy, ở gốc cây to đầu rừng lách, khi Tnú thoát ngục Kon Túm, bàn tay duyên nợ Mai vừa cầm vừa “ứa nước mắt khóc, không phải vì như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ vừa thương yêu”.

Bàn tay nguyên vẹn đó không còn. Cụ Mết có bàn tay nặng trịch nắm chặt như kìm sắt, hỏi: “Mười ngón tay mày vẫn. cụt thế à? Không mọc ra được nữa à!... Ừ!...”. Câu hỏi đó rất đột ngột, như người sực tỉnh, chợt nhớ đến một điều hệ trọng, ồng cụ hỏi và tự trả lời. Sự thật đau đớn không tin là thật, cụ ngạc nhiên sao ngón tay lại cụt, cụt rồi sao không mọc lại? Một tiếng “ừ” cam chịu và đe dọa. Cụ giận dữ nói tiếp: “... Được! Ngón tay còn một hai đốt cũng bắn súng được. Mày có đi qua chỗ rừng xà nu gần con nước lớn không? Nó vẫn sông đây”. Đúng thế, cọn người, thiên nhiên, đất nước vẫn sông, vượt lên mọi đọa đày, chém giết.

Cây xà nu Xô Man mọc thành rừng “ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng”. Nhựa nó “thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt”, nó “sinh sôi nảy nở khỏe... một cây mới ngã gục, đã có bốn năm cây mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” như thế hệ trẻ Dít, Heng nốì tiếp Tnú, Mai, lớp người này đã từng thay thế Quyết. Xà nu đốt lên làm ngọn lửa thổi cơm, xông khói sưởi ấm, lem luốc cả lũ trẻ không áo mặc, làm đuốc soi cho Dít giã gạo, cháy giần giật trong gió, trong mưa soi đường cho cụ Mết dẫn dân làng vào rừng lấy giáo mác, lấy rựa đem ra nổi dậy. Cây mọc bên con nước lớn, bên con suôi nhỏ, cây ham ánh nắng còn Tnú ham tự do, đi đâu cũng nhớ trở về làng. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, sát thương hàng vạn cây. Cây bị chặt đứt ngang thân, đổ xuống ào ào, chết lập tức tại trận, giữa tuổi xanh cây. Như Mai chết đang sinh nở. Cây bị thương úa nhựa tràn trề như máu xối. Máu đổ bao giờ cũng gây một cảm giác thiêng liêng, máu chảy là sự sống đang bị rời đi từng giọt từng giây, là giao điểm tiếp cận cái hư vô vĩnh cửu. Nhựa xà nu “bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, cục máu không tan như một di hận đòi trả thù. Nhưng có thân cây, có bàn tay vượt qua thử thách, lành lại vết thương, lên da non, cường tráng như cũ.

Rừng xà nu

Bàn tay Tnú là bàn tay tín nghĩa, không biết bội phản. Cũng là một bàn tay chỉ đường. “Lưng Tnú ngang dọc những vết dao chém - Cộng sản đâu, chỉ ra! Tnú nói nhỏ: - Cởi trói đã, tay mới chỉ được. Chúng nó cởi trói tay, Tnú để bàn tay ấy lên bụng mình: - Ớ đây này!”. Lại thêm những nhát dao băm lên lưng Tnú, máu ứa đông lại, tím thâm như nhựa xà nu. Chất nhựa, chất dầu xà nu xưa nay vẫn giúp ích cho dân làng. Con người trồng cây, cây phục vụ cuộc đời. Lẽ tự nhiên thuận trời thuận đất là như vậy. Nhưng có sự can thiệp của lực lượng phản động, quy luật bị đảo ngược. Cuộc sống thoái hóa. Vật và người đối lập nhau, loại trừ nhau. Nguyên tử làm ra điện cũng làm ra bom ném đầy đất Nhật. Một nửa thế giới thiếu ăn nhưng thóc gạo, thịt bò tươi vẫn bị đổ xuống biển, chôn xuống đất, để giữ mức lãi cao. Thằng Dục tẩm dầu xà nu vào giẻ rồi quấn lên mười đầu ngón tay Tnú, mười điểm chót vót, bén nhậy nhất của hệ thần kinh. Dầu xà nu bắt lửa rất nhanh. Nó châm đốt dần từng ngón tay Tnú, như muôn thong thả nhấm nháp cái thích thú đao phủ đó. “Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”. Dầu xà nu rất thơm nay khét lẹt mùi thịt cháy. Thằng Đục không phải là người Mĩ, dầu xà nu không phải là xăng dầu nhập cảng, kẻ thù thâm hiểm hằng giấu bàn tay diệt chủng, dùng người của chúng ta giết chúng ta.

Bản năng yêu thương đã khiến Tnú xông ra cứu vợ con. Nhưng vợ con vẫn chết, còn mình bị tra tấn. Vì như cụ Mết nói: "... mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại... tao không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không”. Những bàn tay trắng, những bàn tay không đó, có lí trí hướng dẫn, được tổ chức lại, sẽ làm nổi cơ đồ. Cụ Mết đi gọi thanh niên, đi tìm vũ khí. Câu chuyện dẫn tới đỉnh điểm với chân lí giản dị, sáng chói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”.

Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng mười ngọn đuốc thịt da đó đã kịp làm nổi châm ngọn lửa nổi dậy. Sau tiếng thét của Tnú, dân làng bột phát giết sạch mười tên giặc... Rồi vết thương lành lại. Mỗi ngón tay cụt một đốt. Còn lại hai đốt vẫn có thể cầm giáo, bắn súng. Như cây xà nu bị mảnh đạn ứa nhựa tím bầm còn vươn cánh đứng đó. Bàn tay không như cũ, nhận thức không thể như cũ. Tnú đã trả giá đắt nhưng có một kinh nghiệm lớn: “Chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục”. Và tình cảnh anh cũng đứng ngang tầm kinh nghiệm đó. Căm thù trong anh cháy giần giật như nhựa xà nu bén nhạy. Có súng, anh không bắn. Có dao, anh không đâm. Những thằng Dục mở mắt trắng dã nhìn tang chứng tội ác hiển hiện của chúng, nhìn bàn tay quả báo, bàn tay cụt mười ngón đang xoè ra bóp cổ chúng, không ngờ sự trừng phạt lại đến nhanh chóng và ghê gớm như vậy.

Cụ Mết “lại đặt bàn tay nặng như sắt lên vai Tnú: Được! Hà hà...”. Tiếng cười át tiếng đại bác từ đồn giặc vẫn bắn vào đồi xà nu.

“Tnú ra đi”.

Leave a Reply