Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. (Phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ thuật: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích một nhân vật trong tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn dạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Vợ Nhặt và nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh biêt cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật Tràng. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

- Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Giới thiệu chung về nhân vật Tràng: ngọai hình, cách ăn nói, tính cách...

- Tâm trạng: lo lắng, mừng vui, hạnh phúc, ngỡ ngàng... mong muốn được vun đắp cho tổ ấm gia đình.

+ Lúc đầu khi quyết định đưa người đàn bà về nhà: Tràng có chút phân vân, do dự, lo lắng.

+ Trên đường về nhà, lần đầu tiên đi bên cạnh người đàn bà: Tràng cảm thấy rất vui, rát hạnh phúc, một niềm vui mộc mạc, giản dị. (dẫn chứng)

+ Khi dẫn thị vào nhà và giới thiệu nàng dâu mới với mẹ.

+ Trong buổi sáng đầu tiên khi Tràng có vợ được: Tràng thực sự thấy cuộc đời mình từ đây đã thay đổi hẳn.

+ Tràng cảm thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giác mơ đi ra”. Chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.

+ Tràng bỗng thấy mình trưởng thành. Niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng đã gắn liền với ý thức về bổn phận, trách nhiệm.

+ Xăm xăm chạy ra ngoài sân, cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

+ Tràng hướng tới một cuộc sống tương lai tốt, đẹp hơn: nhận thức của Tràng có sự thay đổi qua hình ảnh “lá cờ đó bay phấp phới” trên đê Sộp cùng đoàn người đói đi phá kho thóc của Nhật.

- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.

- Qua sự biến đổi tâm trạng thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhân vật đó là lòng nhân hậu, khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai; thấy được tình cảm nhân đạo của nhà văn dành cho người lao động nghèo khổ.

- Đánh giá chung về nhân vật.

Leave a Reply