Phân tích tâm trạng của Quang Dũng khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau: Sông Mã ... mùa em thơm nếp xôi

1. Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”.

2. Về đoạn thơ:

- Đoạn thơ tái hiện con đường hành quân Tây Tiến trên vùng núi rừng miền Tây.

- Bài thơ mở ra từ một tiếng gọi thiết tha vọng về kí ức, ngân vang và ngập đầy nỗi nhớ. Hai chữ “Tây Tiến” làm sống lại cả một không gian và thời gian ngập đầy kỉ niệm. Nhớ Tây Tiến là nhớ về rừng núi - địa bàn hoạt động cùa đoàn quân. Một loạt địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch,... tái hiện con đường hành quân qua những miền đất xa xôi, hoang dã của núi rừng Miền Tây.

- Thủ pháp đối lập và phóng đại, cách dùng từ táo bạo và khoe khoắn, cách phối thanh mới lạ... đã tạo nên những hình ảnh thơ đầy ấn tượng và giọng điệu thơ độc đáo, khắc hoạ rõ nét cảnh núi rừng hoang vu, hiểm trở, dữ dội (sương rừng, mưu núi dốc cao, vực sâu, thác gầm, cọp rống...). Trên con đường hành quân đầy gian lao vất vả, người lính Tây Tiến vẫn hồn nhiên, tinh nghịch, đầy thách thức: “Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”. Nhưng cũng có những người đồng đội ngã xuống trên đường hành quân (Anh bạn dãi dầu không bước nữa - gục lên súng mũ bỏ quên đời).

Phân tích tâm trạng của Quang Dũng khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội

- Núi rừng miền tây không chỉ có vẻ đẹp dữ dội mà còn giác êm đềm ấm áp của người lính Tây Tiến trước những cảnh “hoa về trong đêm hơi”, cảnh “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Khép lại đoạn này là hai câu thơ thiết tha một nỗi nhớ:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Khung cảnh chiến trường Tây Tiến vừa hùng vĩ, dữ dội, lại vừa thơ mộng, trữ tình. Bên cạnh núi rừng hiểm trở với độ cao rợn người là mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong màn mưa nơi lưng chừng núi; bên cạnh vùng đất hoang dại chứa đầy bí mật ghê gớm của rừng thiêng với thác gầm thét, với cọp trêu người là một bản làng cơm lên khói, có mùi thơm nếp xôi và những cô gái xinh đẹp như những bông hoa rừng. Đây là khung cảnh thực của chiến trường Tây Tiến đã được khúc xạ qua tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những anh lính người Hà Nội và được Quang Dũng miêu tả rất thành công bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật sáng tạo: đối lập, nhân hoá, cường điệu..

Leave a Reply