Phân tích và so sánh nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành ) và nhân vật Việt trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

MỞ BÀI: 

Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật Tnu và nhân vật Việt trong hai tác phẩm từ đó có đánh giá chung: đều là những anh hùng kiên cường, bất khuất, không chịu trước kẻ thù.

THÂN BÀI

Giới thiệu về tác và tác phẩm

- Tác phẩm 1: 

Tác giả: Nguyễn Văn Báu, bút danh Nguyên Ngọc. Là nhà văn quân đội, có duyên và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ

Tác phẩm: lấy cảm hứng lịch sử, cảm hứng sử thi về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ giải phóng (số 2, 1965), sau được đưa vào tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc ” (1969)

Phân tích và so sánh nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

- Tác phẩm 2:

Tác giả: Nguyễn Thi là 1 trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng Miền Nam chống Mĩ, là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, với giọng văn giàu chất hiện thực, đằm thắm chất trữ tình, nhân vật có cá tính mạnh mẽ.

Tác phẩm: Được sáng tác 2/1966, in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng, sau được in trong tập "Truyện và kí" (1978). Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc

Phân tích vẻ đẹp nhân vật Tnu trong tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

- Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được chăm sóc nuôi dưỡng bởi bàn tay dân làng Xô Man “ Đời nó khổ, nhưng bụng dạ nó sạch như nước suối làng ta ”

- Tính cách : 

+ Gan góc, táo bạo, dũng cảm (từ nhỏ đã tiếp tế liên lạc, bảo vệ cán bộ)

+ Thông minh, lanh lợi (Khi làm liên lạc: Xé rừng mà đi, băng qua thác nước.)

+ Tuyệt đối tin tưởng và trung thành với cách mạng (Bị giặc bắt, tra tấn dã man, không khuất phục)

+ Giàu tình thương đối với mọi người: với vợ con, với dân làng, với quê hương… ( chi tiết nghe tiếng chày rộn rã, ngụm nước suối ngọt lành, Vợ và con bị đánh đập dã man ngay trước mắt Tnú: anh bứt đứt hàng chục trái vả, hai mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn -> Tnú lao ra cứu vợ con với sức mạnh của lòng căm thù tột đỉnh nhưng anh không cứu được Mai và con, bản thân bị bắt.)

+ Có tính kỉ luật cao (về phép và trả phép đúng hạn)

=> Anh là cây xà nu đã trưởng thành, là thế hệ nối tiếp cha anh, là lực lượng nòng cốt của cuộc chiến đấu hôm nay. Con người có cuộc đời và số phận bi tráng, là hình ảnh con người Tây Nguyên bất khuất .

=> Hình tượng nhân vật Tnú vừa mang vẻ đẹp của sử thi Tây Nguyên, vừa mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại đánh Mĩ.

Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi

- Tính cách trẻ con, hồn nhiên, vô tư: 

Chiến càng nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt lại tranh giành với chị bấy nhiêu: giành công bắt ếch, giành thành tích bắn trúng tàu Mĩ trên sông Định Thuỷ, giành đi bộ đội …Mọi công việc trong nhà đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày lên đường, trong khi Chiến nói với em những lời trang nghiêm thì Việt: vô tư bảo chị: “Tôi nói chị tính sao cứ tính mà”“lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”, ngủ quên lúc nào không biết

- Yêu thương, gắn bó với gia đình: 

Thương má: Hình dung về má qua hồi ức rất dịu dàng, tha thiết. Chuyển bàn thờ má: nhắn nhủ, tâm sự với má về quyết tâm trả thù hương chú Năm, thương chị: “Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ”

Rừng xà nu

- Chiến sĩ giải phóng quân anh hùng, quả cảm: 

Hồi còn bé: chạy theo mẹ lên tận dinh quận đòi đầu ba. Khi thằng giặc ném đầu ba trả lại thì Việt “đầu ba dưới đất không lượm, cứ nhè cái thằng vừa liệng đầu mà đá”. Lớn lên: căm thù giặc sâu sắc, nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má. Khi xông trận: chiến đấu rất dũng cảm, diệt được xe bọc thép của giặc. + Khi bị trọng thương: một mình lại chiến trường, mắt không nhìn thấy gì, toàn thân rã ròi, rõ máu nhưng vẫn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc: “Tao sẽ chờ mày … Mày có bắn tao thi tao cũng bắn được mày … Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”

=> Hành động giết giặc để trả thù nhà, nợ nước đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất về phẩm chất con người của nhân vật Nguyễn Thi.

Nét chung giữa hai nhân vật: 

Lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần căm thù giặc, trung thành với cách mạng (đưa ra chi tiết minh hoạt)Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc. Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc. => Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Đặc sắc nghệ thuật:

Rừng xà nu: Khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: đề tài, chủ đề, hình tượng, hệ thống nhân vật, giọng điệu, cách kể theo lối kể sử thi. Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong sự đối lập với cái tàn bạo của kẻ thù.

Những đứa con trong gia đình: Am hiểu và diễn tả chân thực, sâu sắc tâm lí nhân vật. Xây dựng được những nhân vật tiêu biểu cho những con người miền Nam anh hùng bất khuất thời chống Mĩ.. Nhân vật có những đặc điểm chung nhưng mỗi người có một cá tính độc đáo. Ngôn ngữ: đậm chất Nam Bộ, từ cách xưng hô, cách dùng từ, cách nói (Việt đá trái dừa rụng xuống mương cái đùng, việc thỏn mỏn, nói in như má...)

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề

Leave a Reply