Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Hướng dẫn

 Huấn Cao mang nét đẹp của khí phách thời đại và tư thế của đấng anh hùng.

+ Là người có lòng tự trọng cao, sống hiên ngang bất khuất

+ Dám "chọc trời khuấy nước" và làm những điều phi thường.

- Chí lớn không thành, coi thường gian khổ, kể cả cái chết kề bên

+ Đến cửa ngục vẫn thản nhiên vỗ gông cho rệp rơi ra

+ Thản nhiên nhận rượu thịt của quản ngục

+ Coi cái chết tựa hư vô, không để tâm liệu quản trị có giở trò gì với mình hay không

vẻ đẹp của Huấn Cao trong tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

- Khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị.

+ Dù quản ngục đãi rượu thịt cho ông thì ông vẫn tỏ thái độ khinh bỉ không muốn quản ngục bước nửa bước vào nhà giam của mình

+ Không bao giờ bị cường quyền làm bản thân sa ngã

- Huấn Cao có vẻ đẹp tâm hồn và tài hoa đáng ngưỡng mộ:

+ Ca ngợi thiên lương, bản chất tốt đẹp của con người

+ Yêu cái đẹp và tin tưởng những người yêu cái đẹp không phải là người xấu

+ Có tài viết thư pháp mà chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường thì tiếng thơm đã vang cả tỉnh Sơn Tây

- Huấn Cao trong thời khắc cho chữ:

+ Đối lập với cảnh thơm tho của thư phòng là phòng giam ẩm ướt, phân chuột, phân gián và mạng nhện

+ Cho quản ngục lời khuyên làm lại cuộc đời để tránh bị chốn âm u này tiếp tục vấy bẩn

+ Có trách nhiệm với thời cuộc và có vẻ đẹp nhân cách cao quý

=> Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi cái ác ngự trị, bởi một người tử tù và ban phát cái đẹp đến cho người vốn ở trong bóng tối tội ác nhiều năm 

==> Khẳng định: Cái đẹp không thể sống chung với cái ác

Leave a Reply