Phân tích vẻ đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: "Một mai, một cuốc, một cần câu, ... Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao."

MỞ BÀI:

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm như:

- Hiệu là Bạch Vân cư sĩ, xuất thân trong gia đình trí thức Nho giáo. Ông thông minh học giỏi nhưng đến năm 45 tuổi mới đi thi dưới thời triều Mạc.

- Làm quan trong triều, một lần ông dâng sớ xin chém lộng thần mà không được, ông đành treo mũ xin về quê nhà => lí do mà Nguyễn Bỉnh Khiêm ở ẩn

- Ông tiêu biểu cho tầng lớp trí thức thế kỷ XVI, không cộng tác với kẻ cầm quyền, chọn con đường ẩn dật để giữ gìn khí tiết.

- Thơ văn ông có chủ đề lớn là hình ảnh về phê phán xã hội phong kiến, yêu nước thương dân, thế thái nhân tình (hiểu là thói đời tình người), đạo lý cuộc sống, nhàn dật triết lý.

- Bài thơ Nhàn là bài thơ tiêu biểu cho phong cách ấy, qua cảm nhận ta sẽ thấy thấu đáo hơn về cuộc sống và nhân cách đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

bài thơ Nhàn

THÂN BÀI:

 Hình ảnh một lão nông cùng với những dụng cụ lao động hiện ra ở câu thơ đề đầu tiên:

“Một mai, một cuốc, một cần câu,"

Tác giả sử dụng số từ để liệt kê những công cụ lao động :một mai, một cuốc, một cần câu

=> chúng có nghĩa đơn lẻ, ta hiểu là một; là những dụng cụ phổ biến của người dân Việt. Mai (dụng cụ có lưỡi sắt nặng, rộng ngang dùng để đào đất), cuốc (nông cụ để xới đất), cần câu (dụng cụ có buộc sơi dây để câu cá)

“Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.” :miêu tả trạng thái của Nguyễn Bỉnh Khiêm, lặng lẽ mà tận hưởng cuộc sống hiện tại

=> ý thức kiên định với lối sống đã chọn, lối sống không vướng tục trần, chất phác và nguyên sơ.

 Hai câu thực: Lựa chọn cuộc sống thanh đạm, tự nguyện hòa nhập với thiên nhiên, vì ông không muốn bon chen với sự ganh đua người đời 

=> nhân cách cao đẹp:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.”

Dại , khôn được nhắc đến. “Ta dại, người khôn” : Nguyễn Bỉnh Khiêm có ý thích thú, khen mình mà chê người. người đời tranh nhau và phê phán nhau ở chữ dại khôn

=> triết lí sống, khẳng định sự hơn người của Nguyễn Bỉnh Khiêm

“nơi vắng vẻ” : Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng đây mới là nơi khiến tâm hồn ta tĩnh tâm cảm nhận cuộc sống, còn “chốn lao xao”: là nơi làm tâm hồn ta bị khuấy động bị cuốn theo vòng xoay danh lợi

=> sâu sắc và tinh tế

 Hai câu luận: Cuộc sống đạm bạc “Thu ăn măng trúc đông ăn giá, xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”. Những thức ăn quê mùa dân dã: măng, trúc, giá đỗ.

=> là tự mình làm ra, cây nhà lá vườn gần gũi.

Một mai, một cuốc, một cần câu

Chuyện sinh hoạt “tắm hồ sen, hạ tắm ao”: mùa hạ sen ở hồ nở nhiều, mùa hạ thì đồng sen có lẽ đã tàn => chỗ có sẵn không phải nhọc công tìm kiếm nói lên chất đơn sơ giản dị Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 Hai câu kết: Nguyễn Bỉnh Khiêm tỉnh táo, xem thường danh lợi phú quý

“Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

- Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.

Nghệ thuật:

- Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung.

- sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao.=> nổi bật sâu sắc

- liên tưởng so sánh “phú quý” và “chiêm bao” => nhận thức phú quý rồi cũng chỉ là thứ phù du không đáng bận tâm.

KẾT BÀI: 

Nhàn là một lời tâm sự thâm trầm và sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quan niệm sống. bài thơ vẻn vẹn 8 câu nhưng cảm xúc không hề bị bó hẹp, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp về cách sống, cách suy nghĩ, nhận thức và nhân cách cao cả của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Leave a Reply