Phát hiện và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc" (Mùa xuân của tôi- Thanh Hải)
GỢI Ý 1
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
=> Biện pháp ẩn dụ.
=> Thái độ "lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
GỢI Ý 2
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
=> Khổ thơ nói lên ước nguyện được cống hiến của tác giả
-Mùa xuân nho nhỏ: ẩn dụ cho sự cống hiến bé nhỏ của nhà thơ, ông chỉ muốn là 1 mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước thì đã mãn nguyện lắm rồi
- Đảo ngữ: "lặng lẽ"
=> Nhấn mạnh sự khiêm tốn, chân thành thiết tha
-Điệp từ: "dù là"
-Hoán dụ: tuổi 20: sức khỏe, sức trẻ
Khi tóc bạc: lúc già yếu, cận kề cái chết
=> Tác giả muốn cống hiến, hết mình, suốt cả cuộc đời