Suy nghĩ của anh (chị) về lời phát biểu của một nhạc sĩ: Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô - da”. Năm 30 tuổi, tôi nói: “Mô - da và tôi”. Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô - da”

I. Tìm hiểu đề

Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về lời phát biểu của một nhạc sĩ. Nội dung của lời phát biểu ấy thể hiện sự vận động, đổi thay trong nhận thức và thái độ, cách đánh giá về mình và người khác - ở đây là một người đồng nghiệp đầy tài năng - nhạc sĩ thiên tài Mô-da. Đặc điểm của lời phát biểu này là có sự đối sánh về nhận thức và thái độ trong các thời điểm khác nhau của cuộc đời (20 tuổi, 30 tuổi, 40 tuổi) để làm bật sự đổi thay rõ rệt của nó.

Để thực hiện yêu cầu của đề, HS trước hết cần tìm hiểu về Mô-da và những đóng góp cũng như những ảnh hưởng mà ông tạo ra đối với nền âm nhạc và với các thế hệ nhạc sĩ. Trên cơ sở hiểu về Mô-da, HS sẽ cắt nghĩa được các cách nói: “tôi và Mô-da”, “Mô-da và tôi” và “chỉ có Mô-da” và tương quan của các cách nói ấy với các thời điểm: 20 tuổi, 30 tuổi và 40 tuổi, trong cuộc đời của một con người, nhất là một người nghệ sĩ. Từ đó, HS sẽ phải xác định chính xác ý nghĩa của lời phát biểu. Điều này rất quan trọng vì nếu không xác định chính xác ý nghĩa của nó sẽ không thể tìm được định hướng cho việc lí giải và đánh giá - phần để HS bày tỏ chính kiến; quan niệm và thái độ của mình.

chỉ có Mô-da

II. Dàn ý sơ lược

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề và trích dẫn lời phát biểu.

2. Thân bài:

a. Cắt nghĩa lời phát biểu:

- Giới thiệu sơ lược về Mô-da.

- Cắt nghĩa ý nghĩa các cụm từ: “tôi và Mô-da”, “Mô da và tôi” và “chỉ có Mô-da”, “20 tuổi”, “30 tuổi” và “40 tuổi”.

- Khái quát ý nghĩa lời phát biểu.

b. Lí giải:

- Vì sao khi 20 tuổi có thể nói: “Tôi và Mô-da”?

- Vì sao khi 30 tuổi có sự thay đổi trong cách nói: “Mô-da và tôi”?

- Vì sạo khi 40 tuổi lại nói: “Chỉ có Mô-da”?

c. Đánh giá:

- Ý nghĩa bài học từ lời phát biểu.

- Thái độ, cách nhìn nhận đôi với lời phát biểu đó (điểm cần đồng tình và tiếp thu, điều nên bàn thêm).

3. Kết bài:

- Phát biểu suy nghĩ cá nhân trên cơ sở những đánh giá vừa nêu.

Mô-da

III. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

- Cuộc đời mỗi người là một cuộc hành trình để rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ để tích luỹ cho mình vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng... Cùng với thời gian, con người sẽ trưởng thành nên sẽ nhận thức một cách đầy đủ hơn về bản thân cũng như về con người, cuộc sống quanh mình.

- Để bày tỏ quan niệm về sự vận động trong nhận thức của con người, một nhạc sĩ đã có một cách nói rất thú vị:

- Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô-da”.

- Năm 30 tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi”.

- Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”.

2. Thân bài:

a. Cắt nghĩa lời phát biểu:

- Giới thiệu sơ lược về Mô-da:

+ Là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong âm nhạc cổ điển châu Âu.

+ Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực pianô, giao hưởng, tôn giáo và ôpêra.

+ Tuy nhạc của ông bị một số người chê, nhất là các nhạc sĩ đương thời với ông, song Mô-da được rất nhiều nhà soạn nhạc chân tài ngưỡng mộ và biết ơn như Bet-tô-ven, Su-be, Sô-panh, Goác-nơ...

b. Cắt nghĩa từ ngữ:

+ “Tôi và Mô-da”: đặt cái tôi của bản thân cao hơn vừa là để khẳng định mình, vừa thể hiện sự tin tưởng vào khả năng vượt lên trên những đóng góp của bậc tiền bối tài danh, vừa ít nhiều tỏ ý coi thường những đóng góp ấy.

Cuộc đời mỗi người là một cuộc hành trình để rèn luyện

+ “Mô-da và tôi”: sự thay đổi cách đánh giá và tự đánh giá qua sự thay đổi vị trí: “tôi” đã được đặt sau “Mô-da” như biểu hiện thái độ thừa nhận tài năng và vị trí cao hơn của Mô-da, song vẫn có hàm ý khẳng định bản thân khi xếp mình cùng với bậc thiên tài về âm nhạc ấy.

+ “Chỉ có Mô-da”: sự thay đổi hoàn toàn về cách đánh giá và tự đánh giá. Nói “chỉ có Mô-da” là thừa nhận vị trí độc tôn, không ai có thể ngang hàng hay vượt lên, thay thế; cũng có nghĩa là nhận ra năng lực thực sự của bản thân có sự khác biệt rõ rệt để xác định cho mình một vị trí khiêm nhường hơn, khuất lấp hơn.

+ Tuổi 20, 30 và 40: là những thời điểm khác nhau trong cuộc đời một con người mà tương ứng với nó là sự tăng dần của độ chín chắn và hiểu biết.

- Khái quát ý nghĩa của quan niệm:

Theo thời gian, con người sẽ trưởng thành để trở nên chín chắn và hiểu biết hơn, từ đó mà ý thức sâu sắc hơn về bản thân, biết mình, biết người và thận trọng, khiêm tốn hơn trong nhìn nhận và đánh giá.

c. Lí giải:

- Cách nói năm 20 tuổi: “Tôi và Mô-da”:

+ Tuổi 20: thời điểm mới bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống. Thế mạnh của lứa tuổi này là sự tự tin, lòng quyết tâm, nhiệt tình. Nhược điểm của lứa tuổi này là sự nông nổi, bồng bột, thiếu bản lĩnh và sự chín chắn; khi bộc lộ thái quá rất khó tránh thái độ cực đoan.

+ Cách nói “'Tôi và Mô-da” đã thể hiện đầy đủ cả ưu thế và nhược điểm của tuổi trẻ. Sự tự tin khiến nhạc sĩ trẻ thấy mình có thể đứng bên cạnh một bậc chân tài đã nổi danh như Mô-da. Song sự tự tin thái quá đến bồng bột, nông nổi khiến nhạc sĩ trẻ chưa thể nhận ra khoảng cách thực sự đang tồn tại giữa hai người - với hai năng lực và khả năng công hiến hoàn toàn khác (sự tự tin đến ngông nghênh này tuy đáng yêu song không nên cổ vũ).

tôi và Mô-da

- Cách nói năm 30 tuổi: “Mô-da và tôi”:

+ Tuổi 30: thời điểm con người đã có những trải nghiệm bước đầu trong thực tế cuộc sống để trở nên trưởng thành hơn trong nhận thức. Sức trẻ và sự tự tin khi kết hợp với sự chín chắn, trưởng thành sẽ giúp con người có cái nhìn bình tĩnh hơn trước các vấn đề của đời sống.

+ Cách nói “Mô-da và tôi”: là kết quả của những trải nghiệm và hiểu biết sau cả một quãng đời rất dài. So với cách nói năm 20 tuổi đã thể hiện sự thay đổi trong nhận thức và thái độ. Sự tự tin đến ngông nghênh thái quá đã bớt đi song lòng tin vào bản thân thì vẫn tràn trề. xếp mình đứng sau Mô-da là đã hiểu hơn về chân tài, đóng góp và những ảnh hưởng của Mô-da với các nhạc sĩ khác.

- Cách nói năm 40 tuổi: “Chỉ có Mô-da”:

+ Tuổi 40: đạt đến độ chín chắn về mọi phương diện, khả năng cũng như nhận thức, kinh nghiệm thực tế cũng như cách nhìn nhận thực tế ấy.

Chính độ chín này giúp con người có thể đánh giá chính xác về người khác cũng như tự nhận biết thấu đáo bản thân.

+ Cách nói ở tuổi 40 “Chỉ có Mô-da” thể hiện rõ sự trưởng thành và hoàn thiện ở nhiều mặt trong thế giới tinh thần của người nhạc sĩ: nhận thức đầy đủ về chân tài và vị trí rất cao của Mô-da trong làng âm nhạc. Nhận thức đầy đủ hơn về chính mình để không đặt mình bên cạnh bậc thiên tài ấy. Và cũng chính sự tự nhận thức này khiến con người trở nên khiêm nhường hơn.

d. Đảnh giá:

- Ý nghĩa bài học từ lời phát biểu:

+ Ý nghĩa: con người càng lớn lên, càng trải qua nhiều những va vấp trong thực tế càng hiểu người, hiểu mình, càng khôn lớn càng trở nên khiêm tốn hơn.

+ Bài học: chừng nào chưa có được sự nhận thức đầy đủ về bản thân cũng như về người khác, chừng nào còn thiếu ý thức và thiếu khiêm tốn là chừng đó con người chưa thực sự trưởng thành.

- Thái độ, cách nhìn nhận đối với bài học đó:

+ Lòng tin và sự tự tin là cần thiết. Lòng tin đến ngông nghênh thái quá của tuổi trẻ tuy đáng yêu song không nên cổ vũ vì cổ vũ cho điều này sẽ mở đường cho những nhầm lẫn và tai hoạ. (Mọi tai hoạ đều xuất phát từ việc con người ta không tự biết mình là ai).

+ Rất cần hiểu mình, hiểu người bởi sự hiểu biết sẽ là điều kiện để có cách ứng xử đúng đắn, hợp lí. Rất cần khiêm nhường vì sự khiêm nhường sẽ giúp con người dễ dàng hoà đồng và tìm được sự quý mến của người khác.

+ Tuy nhiên, biết mình biết người là để cố gắng phấn đấu vươn lên chứ không phải để phủ nhận giá trị bản thân, buông xuôi, mất ý chí. Khiêm tốn chứ không nên mặc cảm, tự ti về năng lực của bản thân mình. Nên xây dựng một lòng tin đầy đủ và chính đáng vào bản thân bởi “người ta ai mà chẳng có cái phần tốt đẹp”.

3. Kết bài:

- Trong cuộc sống, khi gặp những người thực tài, có khả năng đóng góp, cống hiến cao, rất cần và nên nhìn nhận đúng đắn về năng lực của họ. Sự công bằng trong cách đánh giá người khác, thái độ đề cao những người có chân tài sẽ góp phần nâng cao nhân cách bản thân để mỗi người có thêm tình cảm quý mến và những quan hệ tốt đẹp.

- Cần nhìn những người tài và đóng góp của họ như một tấm gương để học tập và phấn đấu vươn lên. Chỉ có lòng tin và sự tự tôn chân chính bằng những nỗ lực cố gắng mới khiến con người không tự đánh chìm mình trong cuộc sống.

khẳng định mình,

TƯ LIỆU THAM KHẢO

BIẾT MÌNH

Bốn trăm năm trước Công nguyên, Socrates để lại hai từ bất tử, vang vọng suốt mấy ngàn năm lịch sử triết lí Tây phương: “Biết mình” (know myself). Biết về chính mình tức là biết về con người, tức là biết về đời sống và ý nghĩa của nó: Binh pháp Tôn Tử nói: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Nhưng nếu ta thực sự biết rõ về ta, thì có lẽ là ta cũng đã biết gần hết về người rồi, vì người với ta có lẽ giống nhau khoảng 90 phần trăm và chỉ 10 phần trăm là khác nhau.

Nhưng biết mình không phải là việc dễ. Benjamin Franklin viết: “Có ba điều cứng/ khó khăn (hard) nhất là thép, kim cương và biết chính mình”. Đôi khi ta có cảm tưởng là ta biết rất rõ về chính mình. Tuy nhiên “biết” có nghĩa là kiểm soát được. Nếu ta biết tên trộm sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào, đương nhiên là ta không thể bị trộm. Nhưng đã bao nhiêu lần bà hàng xóm chỉ nói một câu nghe hơi chanh chua là ta đã bốc lửa hừng hực tức thì, trước khi kịp suy nghĩ “Nên nổi giận không?”. Đã bao nhiêu lần ta biết là nên làm hoà với hắn, nhưng hễ thấy mặt hắn thì ta lại chỉ muốn tát cho hắn một cái, thế là ta lại bước sang hướng khác? Đã bao nhiêu lần ta biết khoe khoang là không hay, nhưng vẫn tiếp tục khoe khoang?

[...] Biết được chính mình tức là biết được tất cả những thói quen gì đang xảy ra trong mình, đang hành động trong mình, và tìm cách điều khiển chúng, không để cho chúng điều khiển mình. Biết mình tức là làm chủ được chính mình.

(Theo Trần Đình Hoành)

TỰ TIN VÀO CHÍNH MÌNH

Tự tin trong công việc, trong cuộc sống, trong mọi tình huống. Cụm từ nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự không giản đơn chút nào. Nuôi dưỡng sự tự tin cũng như thể hiện được sự tự tin của mỗi cá nhân được xem như một trong những đòi hỏi quan trọng đối với bất kì ai muốn thành công.

[...] Không có sự tự tin, bạn sẽ rất dễ thất bại trong một cuộc thi tuyển. Không có sự tự tin, bạn không nghĩ rằng mình sẽ làm được một việc gì đó, điều đó đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội... Nhiều cá nhân đã thành công trong cuộc sống khi phát hiện chính mình cũng có thể làm được việc rất lớn lao mà trước đó tưởng chừng rất xa tầm với của họ...

Hãy biết nuôi dưỡng sự tự tin một cách thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Hãy bắt đầu bằng những công việc rất giản đơn trong cuộc sống để khi bạn hoàn thành nó, bạn sẽ cầm thấy mình là người có ích, bạn cảm thấy mình không phải là người bỏ đi...

Tuy nhiên, hãy biết thể hiện sự tự tin khi cần thiết. Sự thể hỉện sự tự tin của bạn có thể làm người khác hài lòng nhưng cũng có thể làm cho một số đôi tượng khó chịu. Thậm chí một số cá nhân còn cho rằng bạn là người rất tự kiêu... Hãy luôn bình tĩnh và nói với bản thân rằng: Tự tin thể hiện mình không phải là tự kiêu mà nếu có tự kiêu cũng không hẳn tự kiêu với người khác mà chỉ là tự kiêu với bản lĩnh của chính mình để mình không tự ti... Một ánh mắt nhìn thẳng, một lời nói rõ ràng, dứt khoát, một tư thế bình tĩnh, điềm đạm, một hành động khiêm nhường nhưng nhanh gọn chứng minh rằng bạn đang tự tin. Ngay cả khi thất bại, bạn cũng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, đừng cố gắng giải thích hay đừng vội vàng nhụt chí. Hãy mạnh mẽ nhận trách nhiệm và tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề. Đó chính là biểu hiện chuyên nghiệp của một người biết cách làm việc cũng như tự tin. Can đảm, hành động và chịu trách nhiệm có thể được xem như công thức của sự tự tin là vậy.

Trong mỗi chúng ta có hai thái độ tồn tại song song. Đó là thái độ của sự sự hãi (tự ti) và thái độ của sự tự tin. Nếu bạn trang điểm cho kiểu thái độ nào nhiều hơn, khéo hơn thì thái độ ấy sẽ thật đẹp đẽ và hoành tráng, rực rỡ và sắc màu hơn, mạnh mẽ và tích cực hơn... Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải là quà tặng thiên nhiên ban bố mà nó lại chính là sản phẩm của sự tự rèn luyện.

Leave a Reply