Tại sao Tuyên ngôn Độc lập Mỹ (1776), Pháp (1791) đều nói đến quyền con người mà Tuyên ngôn Độc lập của Bác chỉ nói đến quyền dân tộc? Tại sao trong bản Tuyên ngôn Độc lập Bác chỉ tố cáo thực dân Pháp mà không tố cáo Nhật?

DÀN Ý

Bác trích hai bản tuyên ngôn:

+ Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 11776) đề cập đến quyền được sống,quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc

+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp (1791) quyền tự do, bình đẳng

Tuyên ngôn Độc lập của Bác nói đến quyền dân tộc

-> Hai bản tuyên ngôn đề cập về quyền cơ bản của con người

-> Đó là tư tưởng tiến bộ được thế giới thừa nhận như là cơ sở pháp lí

-> Hồ Chí Minh phát triển tư tưởng từ quyền cơ bản của con người nâng lên quyền cơ bản của dân tộc khẳng định một điều lớn lao: Nước Việt Nam ra đời là một lẽ tự nhiên, không ai có quyền phủ nhận điều đó. Khi các dân tộc trên thế giới có quyền tự do bình đẳng thì cũng phải thừa nhận quyền đó cho dân tộc Việt Nam

- Bản tuyên ngôn vạch trần những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, đế quốc trước dư luận thế giới, góp phần ngăn chặn âm mưu trở lại của chúng (Nếu chúng xâm lược trở lại là đi ngược lại với lời dạy của tổ tiên, nói không đi đôi với làm -> đòn bẩy chiến lược "gậy ông đập lưng ông") trong khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đã đầu hàng đồng minh, Pháp lại mang bộ mặt đê tiện và phản động (không ra sức chống Nhật -> lộ rõ bộ mặt phản bội phe đồng minh)

Leave a Reply