Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội. Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên. (Trích đề thi tốt nghiệp năm 2012)

ĐÁP ÁN

1. Nêu được vấn đề cần nghị luận:

tác hại của thói dối trá.

2. Giải thích:

+ Thói dối trá là lối sống không trung thực nhằm mục đích vụ lợi; suy thoái về đạo đức là sự tha hóa, làm mất dần đi những chuẩn mực đạo đức.

+ Ý kiến nêu lên tác hại của thói dối trá đối với con người và xã hội.

3. Bàn luận:

+ Biểu hiện: thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống.

+ Tác hại: làm mất niềm tin; tạo ra những giá trị ảo; làm tha hóa đạo đức của con người; làm thiệt hại đến vật chất và tinh thần của xã hội.

+ Lên án, đấu tranh để loại bỏ thói dối trá trong mỗi cá nhân và trong đời sống xã hội.

4. Bài học nhận thức và hành động:

Cần thấy sự nguy hại của thói dốì trá; cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân đế sống trung thực.

BÀI LÀM

Đạo đức là thước đo ngầm cho giá trị nhân cách của mỗi con người, là cái gốc, nền tảng của một xã hội văn minh, tót đẹp. Vậy mà ngày nay, cái nhân cách con người ấy, cái chuẩn mực xã hội ấy đã và đang từng ngày một, từng chút một bị đục khoét, bị tàn phá, bị làm lu mờ, bị che khuất bởi chính sự dốì trá - một con quỷ trá hình làm tha hóa đạo đức và làm suy đồi cả một bộ phận con người. Vì thế có nhận định cho rằng: thói dốì trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.

thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống

Mọi thói xấu của con người luôn bắt nguồn từ nhận thức hạn hẹp, được xúc tác bởi động cơ không đúng đắn, vì lợi ích riêng của bản thân, từ đó biểu hiện ra việc làm, lời nói và cách ứng xử hằng ngày với mọi người. Thói dối trá cũng vậy, đó là một lối sống không trung thực, thật thà, không xuất phát từ chính sự chân thành của mỗi người mà tất cả là vì mục đích vụ lợi, vì sự thỏa mãn nhu cầu vật chất nào đó, vì sự thăng tiến của bản thân trong xã hội đang từng ngày chạy đua, cạnh tranh để sống còn này hay thậm chí ghê gớm hơn là để tráo lấy một mặt nạ nhân cách đẹp đẽ để che giấu sự đê tiên, ích kỉ bên trong. Tất cả đều đang khởi nguồn, sản sinh cho một hệ quả tất yếu: sự suy thoái về đạo đức. Đó là sự tha hóa, sự biến chất, làm mất dần đi những chuẩn mực đạo đức vốn có, làm ăn mòn những giá trị truyền thống nhân cách tốt đẹp của một cộng đồng hay một xã hội. Thói dối trá cùng với sự suy đồi về dạo đức ấy tạo nên mối quan hệ nhân quả khăng khít, là cái biểu hiện bên ngoài với cái tiêu cực bên trong, là lợi ích ích kỉ của cá nhân trước mắt với sự suy tàn dần dần về luân thường đạo lí của xã hội.

Con quỷ dối trá đang từng ngày chực chờ sẵn trong mỗi con người, chỉ chờ thời cơ là vùng dậy lên. Nó len lỏi trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, nó chi phối nhận thức và hành động không chấp mọi thủ đoạn. Học sinh gian lận trong thi cử, nhà trường và phụ huynh chạy đua vì miếng mồi thành tích cho con em cốt đề đổi lấy danh tiếng ảo, những tấm bằng, chứng chỉ ảo nhưng thực chất chẳng khác gì bù nhìn, là “tiến sĩ giấy” mà thôi. Trong mối quan hệ cấp trên - cấp dưới, người ta sẵn sàng luồn cúi, nịnh bợ, lừa lọc nhau với một mục đích duy nhất là sự thăng quan tiến chức trong sự nghiệp. Ilay vì lợi nhuận trong buôn bán, kinh doanh mà phải “bán mướp đắng giả làm bầu, bán mạt cưa giả làm cám”, bỏ qua cái tâm trong nghề mà chà đạp lên sức khỏe và thậm chí cả tính mạng người tiêu dùng. Những con người đánh tráo giả thật ấy, những việc làm dổi trắng thay đen ấy tuy khác nhau về hình thức nhưng lại gặp nhau ở hai từ “dối trá”, nó đã trở thành bản chất hằn sâu trong tâm khảm mỗi con người, nó giết chết đạo đức, giết chết một con người và có thế giết chết cả một xã hội.

Thói dối trá có thể đem lại lợi ích mù quáng nhất thời cho bản thân người nói dối nhưng lại gây tác hại lâu dài cho cả một tập thể.. Bởi tạo ra những giá trị ảo, những con người với năng lực ảo nên nó kìm hãm sự phát triển, gây thiệt hại đến sản xuất vật chất của xã hội. Nhưng cái mất mát lớn hơn, quan trọng hơn và đau lòng hơn dối với một con người đó là sự tha hóa về đạo đức và nhân cách. Dối trá và đạo dức là hai mặt đối lập, không thế cùng tồn tại song song, không thể cùng nhìn về một hướng, chúng cạnh tranh nhau, đối địch nhau. Khi một con người chỉ toàn sự dối trá thì con người ấy thật sự đã mát đi “bản năng đồng loại”, bởi khi ấy người ta sống bằng lừa lọc, bằng nghi kị, bằng lớp mặt nạ nhân nghĩa, giữa con người với nhau ở dời chỉ còn lại sự dối trá, cái xã hội ấy thật đáng sợ biết bao và tất sẽ bị đào thải theo thời gian. Nhà soạn kịch G.Bernard Shaw đã từng nói “Hình phạt dành cho những kẻ nói dối là chẳng những không một ai tin nó mà chính nó cũng không tin một ai”. Đúng vậy, con người tồn tại, bám víu được trong cuộc sống này là nhờ vào niềm tin, sự tin tưởng, khi anh không tin cậy và không được một ai tin cậy thì thâm chí anh còn không tin tưởng, đánh mất giá trị của chính bản thân mình, cảm thấy bị tách biệt, bị xa lánh, như đang đơn độc ở cuối con đường hầm đen tôi, khi đó cuộc sống thực sự còn có ý nghĩa nữa sao?

Thói dối trá

Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng, có những sự thật mất lòng, là con dao hai lưỡi, có những lời nói dối vô hại có thế cứu vớt một mạng sống, khích lệ, động viên một tinh thần vượt qua khó khăn. Nhưng nhìn chung những điều tót đẹp ấy cũng chỉ như một ngôi sao sáng trong cái vùng trời đen kịt, sâu thẳm kia mà thôi. Chúng ta vẫn phải quyết liệt lên án, đấu tranh từng ngày, từng giờ để loại bỏ thói dối trá như là loại bỏ một con sáu đang đục khoét xã hội, gặm nhấm đạo đức của con người. Trước hết, mỗi người cần nhìn nhận thấu đáo sự nguy hại của thói dối trá đối với bản thân mình và cả xã hội để từ đó biến nhận thức thành hành động, không ngừng tu dưỡng đạo đức cá nhân, rèn luyện phẩm chất, cải thiện, bù đắp những điểm thiếu sót trong con người mình để trở nên hoàn thiện hơn. Quan trọng hơn cả là nhìn nhận đúng giá trị của bản thân, sống thật với chính con người của mình, đừng ảo tưởng về năng lực cá nhân, so ghét hơn thua với người khác mà hãy lấy đó làm động lực phấn đấu bởi trên con đường dẫn đến thành công không hề dễ dàng đạt được bởi sự dôi trá mà chính sự nỗ lực, kiên trì mới cho ta chiếc vé thông hành đến đỉnh vinh quang ấy, một cách đàng hoàng và bền lâu. Hơn nữa, xã hội cần đề cao, cảnh giác, lên án gay gắt thói dốì trá trong công việc và trong cuộc sống hằng ngày, bởi càng nhiều người hời hợt, nhẹ dạ cả tin chính là ta càng đang gián tiếp tạo cơ hội cho thói dối trá hiện diện ở mọi nơi.

Bước qua những năm tháng của cuộc đời, thời gian lạnh lùng trôi qua một cách hờ hững như một cỗ máy được mặc định,, cũng phải đến lúc con người ta nằm xuống lòng đất, trở về với cát bụi. Có những kí ức đã thuộc về quá khứ, trở thành dĩ vãng nhưng cũng có thứ giá trị mãi mãi trường tồn với thời gian, đó là sự thật. Hãy dành tấm lòng chân thật để đối xử và nói với nhau những lời nói từ tận đáy lòng mình! Hãy sôìig sao cho khi nằm xuống thì bạn vẫn để lại nơi bạn từng đi qua, những con người bạn từng gặp một chút gì đó gọi là niềm tin! Khi ấy, trong cuộc sống này thực sự chỉ còn lại những điều tốt đẹp mà thôi.

Leave a Reply