Thời gian và không gian nghệ thuật trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Tác phẩm đi vào một đề tài phổ biến trong văn học cổ Trung Hoa và sử dụng khá nhiều điển cố trong văn học Trung Quốc.

Chiến tranh ập đến, bất ngờ, xộc vào từng nhà và lôi con người từ cuộc sống thanh bình ném vào trận mạc tàn khốc.

Người chinh phu cũng buộc phải từ biệt người vợ trẻ, dấn thân vào nơi “gió cát”

Người chinh phu cũng buộc phải từ biệt người vợ trẻ, dấn thân vào nơi “gió cát”. Người chinh phụ lúc đầu còn khuyên khích chồng ra trận mong được “tử ấm, thê phong”, nhưng rồi “Trải mấy thu - tin đi tin lại - Tới xuân này tin hãy vắng không”, người vợ sinh ra buồn chán. Thậm chí có lúc còn thầm trách triều đình phong kiến đã gây ra cảnh biệt li này: “Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ?”. Trong đoạn trích Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ, người chinh phụ đã thổ lộ những nỗi niềm sâu kín của mình một cách chân thật nhất. Không còn lí tưởng trung quân, không còn ước vọng giàu sang - danh lợi mà ở đây chỉ còn lại nỗi lòng của một người vợ trẻ phải xa chồng, một người phụ nữ bình thường với những khát khao hạnh phúc lứa đôi đến cháy bỏng. Đoạn trích gồm năm khổ thì ở ba khổ trên, cảnh rất buồn, rất hiu hắt - hệt như nỗi lòng của người chinh phụ vậy. Nhưng ở hai khổ cuối thì cảnh lại đối lập với tâm trạng con người.

Có một điều dễ nhận thấy, thời gian trong đoạn trích nói riêng, trong toàn khúc ngâm nói chung, là thời gian tâm lí, thời gian biến đổi theo diễn biến tâm trạng của người chinh phụ. Vì thế, đoạn trích này nói tới rất nhiều mùa trong năm. Khổ một ta biết là mùa xuân qua từ “gió đông”, khổ hai, có thể là mùa hè vì có cái “thăm thẳm” của bầu trời, có “sương đượm”, có “mưa phun”. Khổ ba, chắc chắn là mùa đông vì có sương, có tuyết, có cái rét cắt da cắt thịt, khổ bốn và khổ năm tuy sống động thật đấy nhưng ta vẫn cảm thấy một chút gì hiu hắt, một chút buồn nhè nhẹ của mùa thu. Mặt khác, trong năm khổ ấy, lúc là ngày và lúc lại là đêm.

Lòng này gửi gió đông có tiện

Nghỉn vàng xin gửi đến non Yên,

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.

Bôn câu thơ gợi ra một không gian rộng lớn, xa xăm, người vọ' ở nhà đành phải gửi gắm nỗi lòng nhớ thương của mình qua ngọn gió đông. Những hình ảnh gió đông, non Yên, bầu trời thăm thẳm có tính chất ước lệ, gợi lên sự xa cách muôn trùng - giữa người chinh phụ và người chinh phu.

Khoảng cách không gian xa vời vợi ấy đã tạo tiền đề cho nhà thơ trực tiếp miêu tả tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ “Nhớ chàng đằng đẵng - đường lên bằng trời”. Một nỗi nhớ thương triền miên trong thời gian (“đằng đẵng”) được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian (“đường lên bằng trời”). Có độ dài của thời gian, có chiều sâu của nỗi nhớ, “đằng đẵng” trở thành “nhãn tự” của câu thơ là vì thế!

Thời gian và không gian nghệ thuật trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nếu như ở Đoạn trường tân thanh Nguyễn Du viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” thì ở khổ bốn và năm của đoạn trích này lại là một lô-gic ngược lại:

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,

Một hàng tiêu gió thổi ngoài hiên.

Lá màn lay ngọn gió xuyên,

Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.

Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.

Trước mắt người chinh phụ lúc này là sự hiện diện hạnh phúc, sự quấn quýt của cảnh vật. Tiếng côn trùng rĩ rả, hàng chuối ngoài hiên thì được gió thốc nên cứ đung đưa, gió lọt vào phòng khuê vô tình làm lay động bức rèm, trăng và hoa thì cùng nương nhau mà thêm đẹp; có trăng, hoa như thêm nồng, mà có hoa, trăng cũng thêm sáng. Lòng người cô lẻ, đơn chiếc, còn lại cảnh vật thì dường như đang giao cảm, quấn quýt, không muốn rời nhau.

Cũng ở trong hai khổ thơ này, từ “nguyệt” (trăng) được dùng tới tám lần. Nhìn vào toàn bộ khúc ngâm ta thấy nhân vật nào cũng chìm trong ánh trăng, người chồng ra đi trong đêm, người vợ nhớ chồng trong đêm. Dường như, bóng đêm trùm xuống tràn khúc ngâm. Theo quan điểm của người trung cổ, ban ngày là thế giới của người sống, ban đêm là thế giới của người chết. Vì thế, tác phẩm nào nói nhiều tới hoàng hôn, bóng đêm thì sẽ có một kết cục bi thảm. Nói khác đi, những nhân vật thường xuất hiện trong thời điểm ấy sẽ gặp những chuyện không hay.

Người chinh phụ trong đoạn trích mãi mãi sống trong chờ đợi, sống trong ảo mộng mà “Tình trong ảo mộng muôn vàn cũng không”. Phải chăng, những từ “nguyệt”, đã phần nào nói lên được điều đó.

Có thể nói nghệ thuật miêu tả không gian và thời gian ở đoạn trích này đã tạo nên sự sống động lâu bền của tâm trạng con người trong bao tháng năm chờ đợi, làm nên giá trị của khúc ngâm.

Leave a Reply