Tình yêu thiên nhiên và nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi

Nhắc đến tên ông là thấy thơ

Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ...

(Tế Hanh)

Có thể nói, cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với sự nghiệp văn chương của ông. Nếu như thuở trẻ, Nguyễn Trãi tích cực thực hiện tư tưởng nhân nghĩa bằng những áng “Thiên cổ hùng văn” thì lúc về già, ông đã gửi gắm tâm sự của mình qua những bài thơ trữ tình, thấm đượm tình yêu thiên nhiên và nỗi đau đời có sức hấp dẫn người đọc qua nhiều thế hệ.

Chỉ có một bãi cỏ xanh, chỉ có một cơn mưa xuân thôi, nhưng qua cách nhìn của Nguyễn Trãi

Yêu thiên nhiên, Nguyễn Trãi có những cảm nhận về mùa xuân:

Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn

Đầy xuân mưa bụi nở hoa xoan

Suốt ngày chỉ “nhàn nhã khép phòng văn”, vậy mà Nguyễn Trãi lại thấy được hoa xoan nở trong cơn mưa xuân? Qua lăng kính của ông, đất trời vào xuân cũng thật đẹp:

Cỏ xanh như khói bến xuân tươi

Lại có mưa xuân nước vỗ trời.

Chỉ có một bãi cỏ xanh, chỉ có một cơn mưa xuân thôi, nhưng qua cách nhìn của Nguyễn Trãi, bến đò ngày xuân thật nên thơ và êm đềm làm sao! Một cơn mưa rả rích trong đêm, nhưng cũng làm cho con người đa cảm này không ngủ được:

Phòng lạnh đêm thâu vắng

Nghe trời rả rích mưa

Buồn buồn lay gối khách

Giọt giọt điểm canh tà...

Nguyễn Trãi đếm từng giọt mưa rơi, ông xem mưa như một con người:

... Luồn trúc gỗ song cửa

Theo chuông vào giấc mơ

Ngâm xong nằm chẳng ngủ

Đêm sảng nhặt rồi thưa...

Thực tế phũ phàng đã buộc Nguyễn Trãi về ở ẩn. Ớ ẩn, ông đã thả hồn theo âm điệu của đất trời. Đó là “Tiếng đàn cầm” âm thanh của suối chảy rì rầm ở núi rừng Côn Sơn (nơi ngày xưa ông ngoại từng ở ẩn).

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đả như ngồi đệm êm

Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong rừng có bóng trúc râm

Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn...

Nguyễn Trãi như hòa mình vào trong thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành người bạn tốt che cho ông mát, hát cho ông nghe điệu nhạc của rừng núi... ông “ngâm thơ nhàn”, trong chốn thiên nhiên, xanh rỢp bóng tùng bóng trúc, trong chốn thanh sạch không chút bụi trần ai. Bài thơ Côn Sơn ca cứ phảng phất một tâm trạng tĩnh lặng, sâu lắng đến trong veo của một tâm hồn nhuốm mùi Thiền, mùi Đạo, nhuốm tư tưởng “vô vi” xuất thế của Lão Trang...

Sau mười năm xa cách quê nhà, Nguyễn Trãi đã rưng rưng trước cảnh thiên nhiên tiêu điều xơ xác:

Mười năm xa cách chốn quê nhà

Tùng cúc quay về nửa xác xơ

Đã hẹn rừng khe đâu phụ ước

Cúi đầu đất bụi chỉ thương ta...

Dường như Nguyễn Trãi đã có một lần hứa hẹn: Rằng sẽ có một ngày, ông sẽ về sống giữa thiên nhiên. “Và hôm nay, ta lại về đây, giữa chốn “rừng khe” đúng như lời hẹn ước năm xưa..”. Tuy nhiên, trách nhiệm đối với dân, với nước còn mang nặng, chưa thể “sống nhàn” được, nên ông luôn mơ ước:

Dưới núi bao giờ lều sẽ dựng

Đả kê đầu ngủ, suối pha trà?

Mơ ước của ông thật bình dị biết bao! Được sống giữa thiên nhiên là điều mà Nguyễn Trãi hằng mơ ước. Và điều gì đến, tất nó sẽ đến, như một quy luật khách quan: Triều đình nhà Lê ngày càng thối nát, hủ bại.

Tình yêu thiên nhiên và nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi

Một mình Nguyễn Trãi không thể đương đầu với một chế độ phong kiến mục nát, ông đành phải lui về ở ẩn. Đây cũng là điều kiện, một cơ hội để ông được gần thiên nhiên hơn:

Hái cúc ương lan hương bén áo

Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn...

ẩn, Nguyễn Trãi chỉ còn vui thú với thiên nhiên, va ông say mê đến mức đêm lạnh, tuyết sương sa xuống cả khăn áo. Trước thiên nhiên tươi đẹp, trong bài “Núi Vân Đồn” Nguyễn Trãi đã nhìn vịnh Hạ Long “như một tấm gương trong, trăm ngàn quả núi soi mỉnh xuống như mái tóc của những thiếu nữ soi xuống gương để làm duyên làm dáng..”. Có những lúc lời thơ của Nguyễn Trãi thật dí dỏm:

Biển xanh nỡ phụ cười đầu bạc

Đầu bạc xưa nay có thuở xanh

Nguyễn Trãi thường nhắc đến “đầu bạc”. Đầu bạc do đâu? Đó là do sự lo nghĩ, đau buồn trước thực trạng đất nước, trước thời cuộc. Thơ của ông thể hiện một niềm bi phẫn, một nỗi đau đời:

Ở thế nhiều phen thấy khóc cười

Năm nay tuổi đã ngoài tứ mươi

Lòng người một sự yêm chưng một

Đèn khách mười thu lạnh hết mười...

Một con người từng ngang dọc bốn phương, từng cùng với hàng vạn quân dân kháng chiến chống giặc, thế mà giờ đây... Giờ đây chỉ còn mỗi một mình, không người lui tới! Có lẽ tác giả đã rơi nước mắt khi viết những câu thơ này...

Ôm một nỗi đau đời không phải được tấm lòng son, Nguyễn Trãi đã:

Suốt đời ôm nỗi ưu tư

Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên...

Thế đấy, ông vẫn băn khoăn, trăn trở về trách nhiệm của mình với dân, với nước, với đời một cách thường trực. Ông đau đời, nhưng không hận đời:

Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng.

Ông dành tấm lòng ưư ái của mình cho nước, cho dân mặc dù ông đang lâm vào hoàn cảnh vô cùng khốn đốn:

Càng một ngày càng ngặt đến xương

Ất vì số mệnh, ắt văn chương...

Tóm lại, thơ Nguyễn Trãi thấm đượm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và nỗi đau đời. Nói như Tố Hữu thì thơ ông là “tiếng thơ kêu xé lòng”. Những tác phẩm thơ của ông, ngày nay tuy chẳng còn nguyên vẹn nhưng cũng cho thấy diện mạo của nền văn học Việt Nam thế kỉ XV.

Đọc thơ Nguyễn Trãi, chúng ta được tiếp xúc với một trái tim yêu nước, một tấm lòng, gặp được một nhân cách dù qua bao sóng dập gió dồi vẫn:

Bui một tấc lòng... cuồn cuộn nước triều dâng

mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen...

với đời, với dân, với nước...

Leave a Reply