Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học... “Bạn chớ để... đời mình... ” (Sống trọn vẹn từng ngày - Thanh Hằng dịch từ Internet). Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về cuộc sống trước lời khuyên ấy

Cuộc sống chúng ta luôn vận động, không bao giờ đứng yên. Chiếc kim đồng hồ luôn dịch chuyển đến một thời khắc mới. Giây trứơc, giây sau, giây sau nữa đã là quá khứ, hiện tại và tương lai - gần nhau trong tích tắc. Nhưng "... Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai, chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình...” (Sống trọn vẹn từng ngày - Dryan Dison, Tổng giám đốc cùa tập doàn Coca Cola)

Mỗi người chí sống có một lần, đừng để đến khi nhắm mắt xuôi tay phải nuối tiếc

Nhân vật Paven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” đã từng nói “Mỗi người chí sống có một lần, đừng để đến khi nhắm mắt xuôi tay phải nuối tiếc, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí”. Cuộc đời của chúng ta chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi so với sự vĩnh hằng của vũ trụ. Nó được bắt đầu khi chúng ta sinh ra và kết thúc lúc chúng ta mất đi. Hơn nữa, trong cái quỹ thời gian ít ỏi ấy, mỗi khoảnh khắc chúng ta chỉ được sống có một lần. Thời gian của Trái đất chạy theo một vòng xoắn ốc, bốn mùa thay đồi và lặp lại, vòng quay quanh mặt trời là một chu trình dịch chuyển cố định. Nhưng mùa thu này sẽ khác mùa thu kia và vòng quay thứ hai sẽ không bao giờ giống vòng quay thứ nhất. Nhiều khi chúng ta cứ ngỡ khoảnh khắc sẽ không bao giờ ra đi mãi mãi khi nghĩ về sự tuần hoàn như các nhà thơ xưa “xuân đi xuân lại lại”. Nhưng đó là những mùa xuân khác nhau. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận được hương vị giông mùa xuân trước trong mùa xuân sau chứ chẳng thể nào thay đổi được nó cả. Mỗi khoảnh khắc mà một đỉểm trên cái vòng xoắn ốc thời gian. Chúng khác nhau nhưng lại có mốì quan hệ chặt chẽ với nhau. Khoảnh khắc đến trước sẽ quyết định bốì cảnh của khoảnh khắc đến sau. Chính vì vậy mà quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng chúng ta đừng để sự vô định, không chắc chắn của tương lai và những điều trong quá khứ ảnh hưởng tiêu cực đến hiện tại mà hãy để hiện tại quyết định thành công trong tương lai và đạt được những cái mà chúng ta không làm được trong quá khứ. Chính vì vậy mà chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, ngay khoảnh khắc này đây. Điểm xuất phát luôn ở hiện tại chứ không bao giờ nằm ở quá khứ hay tương lai. Giả sử như chúng ta quay ngược thời gian, trở về thời kì đất nước đang bị đô hộ vào khoảng 1930 - 1945. Thời gian ấy có rất nhiều cuộc nổi dậy chông lại quân thù. Nhưng chưa có cuộc đấu tranh nào gọi là thực sự đưa đất nước đến một cuộc sống “độc lập - tự do - hạnh phúc” và hầu hết các cuộc nổi dậy đều thất bại. Tương lai đất nước chẳng biết sẽ đi về đâu. Hay là chỉ trông chờ vào vận may. Không! Nhân dân ta không để những thất bại trong quá khứ và những ảo tưởng về tương lai làm lu mờ ý chí. Họ luôn đứng lên và đánh giặc trong mọi lúc, mọi nơi” ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”, nắm trong tay ngọn tầm vông với chân không áo vải, họ vẫn hăng hái tiêu diệt quân thù, không phân biệt già trẻ gái trai “giặc đến nhà dàn bà củng đánh”. Chính nhờ ý chí, nghị lực vươn lên ấy, Việt Nam chúng ta đã trở thành một nước độc lập vào năm 1945. Hôm nay, trong thế kỉ XXI này, chúng ta phải nêu gương người đi trước, phấn đấu học hành và không để thời gian trôi qua một cách lãng phí.

Học tập là con đường ngắn nhất đưa bạn đến thành công. Tri thức từ xưa đã khai hoá, đưa con người đến tầm cao mới, đưa họ đến một cuộc sống phát triển hơn. Nếu như không có hiểu biết, không có khoa học thử hỏi con người có thể có được những bước tiến trong xã hội? Có thể thoát được ách nô lệ? Không có tri thức đồng nghĩa với việc cuộc sống trôi qua mỗi ngày mà không có điện, không có điện thoại, không có máy tính, không có các phương tiện giao thông, không có ximăng, không có gas... Chúng ta hoàn toàn bị kéo tụt lại điểm xuất phát ban đầu - thời tiền sử. Cuộc sống mỗi ngày chỉ trôi qua với săn bắn, hái lượm mà chẳng có sự đột phá nào. Vì thế, tri thức rất quan trọng. Có tri thức trong tay chúng ta sẽ làm được tất cả, thay đổi cuộc đời, thay đối đất nước và hoàn toàn có thể thay đổi được nhân loại.

Nhưng, điều đáng buồn là trong cuộc sống, không phải ai cũng biết trân trọng từng phút giây mình đang sống. Họ thường ngồi mơ ước về một cuộc sống tốt hơn, một tương lai rực rỡ huy hoàng và họ chẳng bao giờ hành động. Trong thế giới học đường hôm nay, đâu phải ai cũng có ý chí, quyết tâm và sẵn sàng bỏ công sức, thời gian đế học tập. Bên cạnh những học sinh giỏi, chăm ngoan còn có rất nhiều học sinh yếu kém do thiếu sự phấn đấu đi lên. Cuộc sống chúng ta luôn tồn tại mâu thuẫn ở một số người. Họ luôn ao ước trúng số “độc đắc” nhưng chẳng bao giờ mua vó số, họ ao ước trở thnàh doanh nhân nhưng chẳng bao giờ chịu bỏ vein đầu tư và có nhiều học sinh luôn mơ có đuợc thành tích cao nhưng chẳng bao giờ chịu bỏ công sức ra học tập. Trong những cuộc thi quan trọng như tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp hay thậm chí là trước ngưỡng cửa đại học, chẳng thiếu những học sinh vào chùa cầu cúng. Tính ngưỡng dân tộc luôn là một điều gì đó thiêng liêng. Nhưng cái đúng chỉ đến nếu trong tay chúng ta thật sự có một cái gì đó. Nếu bạn không học gì cả, không có chút kiến thức nào trong đầu, bạn thi hỏng là điều chắc chắn. Đôi khi trong cuộc sống cũng có những điều may mắn nhưng nếu chúng ta thi trắc nghiệm thì may ra có thể đúng được vài câu. Nhưng nếu thi tự luận, không có kiến thức bạn khó có thế hoàn thành bài thi tô't được. Chẳng có câu chuyện cổ tích hay phép màu nào đến với những kẻ lười nhác, không chịu vươn lên cũng như điều may mắn chỉ đến với Tấm chứ chẳng bao giờ đến với Cám vậy, và hậu quả của những ước mơ hão huyền ấy chính là sự thất bại trên con đường học vấn mà chúng ta không thể nào ngờ hết được.

Thép đã tôi thế đấy

Kiến thức chẳng bao giờ mang đến điều tiêu cực nếu chúng ta biết vận dụng nó. Những điều chúng ta học trong nhà trường và trên giảng đường Đại học đều hữu ích. Đó chính là hành trang giúp chúng ta vững vàng và hãnh diện khi bước vào đời. Nó giúp chúng ta có thế chông đỡ với những chông gai ngoài xã hội. Những thành quà đạt được thời cắp sách sẽ giúp chúng ta có những nghề nghiệp vững chắc trong tương lai. Và khi có một công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc, cuộc sống vẫn không thế dừng lại. Lí thuyết trong nhà trường phải được ứng dụng trong thực tế. Nhừng kiến thức chúng ta đã học không phải chỉ giúp ích cho bản thân mà còn đế giúp đỡ những người xung quanh mình. Nếu học về y khoa, bạn hãy trở thành một bác sĩ tận tuy, chân tình, cứu giúp người bệnh; nếu học về kinh tế, bạn hãy ra sức phát triển đất nước, đưa dân mình thoát khỏi cảnh đói nghèo lam lũ; nếu học về công nghệ thông tin bạn hãy đưa con người Việt Nam lên một tầm cao mới, thoát khỏi cuộc sống đói nghèo, lạc hậu... Mặc khác, nếu chúng ta thất bại trên con đường thi cử, chẳng có gì phải buồn chán hay tuyệt vọng. Đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời tuy đó là con đường tốt nhất. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta tự cho phép mình được thoả mãn và không chịu hành động. Thất bại sẽ nôĩ tiếp thất bại nếu chúng ta buông xuôi tất cả. Những hiểu biết trong giờ kĩ thuật có thế giúp bạn trở thành một công nhân tốt; những mô hình lắp ráp bằng nhựa có thể giúp bạn trở thành một thợ điện giỏi hay đơn giản chỉ là hiểu biết về cấu tạo và một vài nguyên lí hoạt động, bạn đã có thể trở thành chủ một tiệm sửa chữa xe đạp lành nghề. Cuộc sống sẽ chẳng bao giờ đi vào ngõ cụt nếu chúng ta chịu bước đi, hễ đi là đến.

Từ lời khuyên của Bryan Dison, mỗi học sinh phải rút ra cho mình quan điểm riêng. Thế giới muôn hình vạn trạng và chứa đựng biết bao nhiêu điều lí thú. Hàng trăm triệu năm về trước, con người đã mang trong mình một ngọn lửa của sự bất diệt và ý chí phấn đấu đi lên. Cuộc sống ngày càng quay cuồng biến đổi, thế nên ngọn lửa ấy càng phải trở nên mạnh mẽ, mỗi học sinh phải biết sống hết mình, lao dộng hết mình trên con đường học tập. Ngoài nỗ lực nắm bất kiến thức ở trường, trong hai mươi bôn giờ ngấn ngủi của một ngày, mỗi học sinh còn phải bước nhanh theo sự sôi động của toàn cầu, ra sức vươn tới những đỉnh cao tri thức của nhân loại. Nhưng giật mình, tỉnh dậy và bước đi chưa đảm bảo được rằng phía cuối con dường sẽ là thành công, ông cha ta thường nói “có công mài sắt có ngày nên kim”, nếu chúng ta biết đô mồ hôi thì sẽ có ngày gặt lúa. Nhưng điều đó chưa đủ, sắt chắc gì dã trờ thành kim, sắt sẽ trở thành một hòn bi tròn hay cũng có thể trở thành một vật chẳng có hình thù gì xác định nếu chúng ta không biết cách để mài sắt thành kim.

Chinh vì vậy, siêng năng thôi chưa đủ, học sinh chúng ta cần phải sáng tạo nữa. Thế ki hôm nay không phải là thế kỉ của thời kì đồ đá mà là một thế giới công nghệ - ớ đó khôi óc luôn quan trọng hơn bàn tay. Bạn đừng thụ động theo chương trình thầy cô soạn sẵn. Mỗi người có một tâm lí, một lôi sống, một hoàn cảnh riêng, vì thế nên có một cách học phù hợp. Nhiều bạn học sinh đã nung nấu xuất xuởng hàng loạt các nhóm thảo luận, vi tính hoá bài giảng, làm các giáo cụ trực quan,... Cũng từ đấy mà những sản phẩm do học sinh làm đã giành được các giải thưởng lớn trong các cuộc thi trí tuệ. Ngoài những nỗ lực và sáng kiến, chúng ta cần phải sắp xếp thời gian một cách hệ thống và khoa học. Phải chia thời gian biểu của mình một cách cụ thể, tránh lối phân chia một cách chung chung. Chẳng hạn như chúng ta bất đầu giờ học vào lúc 19h30 tối, suy tính môn nào học trước, môn nào học sau. Học tập một cách quy củ và có thứ tự như thế, chúng taọ kết quả cao hơn. Mặc khác việc phân chia thời gian biểu có thể giúp bạn có được những khoảng trông hữu ích. Xen kẽ vào những giờ học căng thẳng, chúng ta vẫn có thề xem phim, đọc truyện mà vẫn đạt được những thành tích cao ở trường. Chia thời gian biểu chính là cách giúp mỗi học sinh tận dụng thời gian một cách hiệu quả. Thói quen ấy còn có thề giúp bạn định hình đề thi và trong công việc sau này. Việc biết sống dũng nhịp trong khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời không chỉ tạo ra cơ hội cho bản thán mà còn cho nhiều người khác nữa. Bên cạnh những lí thuyết đã học trong nhà trường, chúng ta phải biết vận dụng chúng vào trong đời sống. Những điều học hói dược sẽ có thể giúp đất nước phát triển kinh tế, đưa dân mình thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Thầy cô chỉ cho chúng ta những điều căn bản, muôn đi xa chúng ta cần phải làm nhiều hơn thế. Tự tìm tòi và tham khảo là những hướng đi không thiếu những dấu chân của những bạn học giỏi.

Nhiều người nghĩ ràng, một học sinh tốt chi cần học nhiều thôi là đủ, học sinh hôm nay phải tích cực tham gia các hoạt động bổ ích do nhà trường, Đoàn thanh niên và các đoàn thế xã hội phát động. Các chương trình “Vì màu xanh quê hương”, giúp đỡ các cụ già neo đơn đều là những hoạt động hữu ích. Chúng ta sẽ tạo được nhiều mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, đồng thời còn cảm nhận dược sự thú vị của cuộc sống. Mỗi khoảnh khắc trôi qua, thêm một con người được giúp đờ, thêm được niềm vui trong mỗi trái tim, mỗi cây non được vun xới hôm nay sẽ làm cho môi trường trong lành hơn, giàm được nguy cơ ung thư phổi và hơn hết thu nhỏ được phần nào lỗ hổng trên tầng ôzôn - nỗi lo của toàn nhân loại. Đừng phí hoài sức trẻ, hãy hành động đế cho cuộc sống có ý nghĩa.

Nhưng, cuộc sống đâu phải bao giờ cũng hoàn mĩ, tồn tại song song với những mảng sáng là những khoảng tối, bên cạnh những người luôn phấn đấu vươn lên là những ngưới tự thoả mãn và dừng lại. Trái Đất chẳng bao giờ bất động sau hàng tỉ vòng quay của mình. Thời gian lúc nào cũng bước đi và con người phải luôn cố gắng. Thực tế đáng buồn là có nhiều học sinh sau khi đạt được một số thành tích nhất định lại trở nên sống buông thả. Đặc biệt đối với trường hợp sau khi đã bước chân vào cánh cổng Đại học. Rời khỏi ngôi trường phố thông không phải là chúng ta đã vững vàng bước vào đời, tuy đã đi được 2/3 chặng đường. Bởi nếu chúng ta lười biếng, làm việc không hiệu quả, bạn sẽ bị đánh bật ra khỏi ngôi trường ấy, sau này sẽ là bị đánh bật ra khỏi công ti nào đó, bị vứt bỏ bên lề của cuộc đời. Chẳng có điều gì chắc chắn rằng chúng ta sẽ thành công. Bạn không nên thoả mãn về thành tích đã có của mình.

Với sự hiện đại hoá toàn cầu, công nghệ ngày càng trở nên tiên tiến. Bên cạnh những thiết bị phục vụ cho việc nâng cao đời sống còn có những thiết bị đáp ứng nhu cầu giải trí của con người. Ngoài việc giúp đầu óc thư giãn, trò chơi điện tử đang thực sự thu hút giới trẻ. Bỏ bê học hành và lao đầu vào các game online đang là một vấn đề làm đau đầu các bậc phụ huynh và nhà trường. Tốn quá nhiều thời gian vào những trò chơi vô bố không những làm cho kết quả học tập sút kém mà còn làm suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến đạo đức của nhiều bạn học sinh, sinh viên. Việc một học sinh chơi “Võ lâm truyền kì” ba ngày ba đêm dẫn đến tật nguyền đã là một hồi chuông cảnh báo cho những ai dam mê game này. Không dừng lại ỏ' “thế giới ảo” những tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, thậm chí là ma tuý đang dần len lỏi vào ngõ ngách ciia nhà trường. Hậu quả của những đam mê này không chỉ làm tổn hại đến sức khoỏ mà còn phá huỷ cuộc đời bạn. Phần lớn các bạn trẻ bị cuốn vào những tệ nạn này là vì ỷ lại vào sự giàu có của gia đình, không chịu phân đấu học tập đế xây dựng một tương lai tốt đẹp. Các bạn nên nhớ rằng điếm đến ở cuối con đường là do ta quyết định. Tiền bạc của cha mẹ chỉ là bệ phóng để chúng ta vươn cao chứ chẳng bao giờ là điểm dừng chân cả. Giả sử rằng, mọi học sinh của nước Mĩ - một cường quôc kinh tế và phát triển bậc nhất thế giới - đều ỷ lại vào sự giàu có của nước mình mà buông xuôi tất cả, xao nhãng chuyện học hành thì tương lai của “con rồng” này sẽ đi về đâu? Điều tồi tệ là việc ỷ lại vào gia đình còn làm gây ra bệnh thành tích và tiêu cực trong học đường. Việc “mua điểm”, lỏng lẻo trong các giờ kiểm tra, thi cử ngày càng nhiều. Và hậu quả của chứng bệnh ấy không nhỏ, nó có thể ảnh hưởng đến sự sinh tồn của một quốc gia, một dân tộc.

Người xưa có câu: “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Những gì đã trôi qua chúng ta sẽ không bao giờ có thế lấy lại được như chẳng bao giờ tìm lại được dòng sống ngày trước. Hãy sống hết mình trong khoảnh khắc của ngày hôm nay, vì “sống là không chờ đợi”.

Leave a Reply