Trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (N.Ostrovski), nhân vật Pa-ven Coóc-sơ-ghin đã ngẫm nghĩ “Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa”. Đó cũng là thông điệp mà nhà văn Kim Lân gửi gắm trong tác phẩm Vợ nhặt của mình...

Trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (N.Ostrovski), nhân vật Pa-ven Coóc-sơ-ghin đã ngẫm nghĩ “Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa”. Đó cũng là thông điệp mà nhà văn Kim Lân gửi gắm trong tác phẩm Vợ nhặt của mình. Anh (chị) hãy chọn và phân tích một số tình tiết trong truyện ngắn này để làm sáng tỏ ý tưởng trên.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách phân tích một tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là biết chọn những tình tiết đắt giá để phân tích nhằm làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài.

- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, lô gích.

Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

2. Yêu cầu về kiến thức

HS có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách song phải biết chọn những chi tiết để phân tích làm nổi bật vấn đề trọng tâm là: Trong bối cảnh của cái đói, cái chết kề bên, những con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân luôn hướng về sự sống, cụ thể là:

- Khao khát được sống, được hạnh phúc:

+ Vì đói, người đàn bà bất chấp sĩ diện để được ăn bát bánh đúc và theo không Tràng.

+ Tràng liều lĩnh “nhặt vợ” giữa cảnh tối sầm lại vì cái đói, cái chết.

+ Bà vị Tứ dù có lo lắng nhưng vẫn vui mừng dang tay đón người con dâu.

- Khao khát đổi thay gia cảnh: Từ khi Tràng có được vợ:

+ Bà cụ Tứ nói nhiều về tương lai tươi sáng của gia đình.

+ Cảnh người vợ, người mẹ của Tràng xăm xắn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

+ Tràng nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với tổ ấm gia đình.

- Khao khát đổi đời:

+ Câu chuyện của người vợ nhặt về đoàn người phá kho thóc Nhật trong bữa cháo ngày đói thê thảm.

+ Hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” ẩn hiện trong ý nghĩ của Tràng.

Leave a Reply