Từ hành động đánh vợ của người chồng vũ phu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ và thái độ của em trước tình trạng bạo lực trong gia đình hiện nay

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tương đối lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thé đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải chân thành, hợp lí và thuyết phục, cần nêu bật được các ý sau:

- Đã hơn ba mươi năm trôi qua từ ngày tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ra đời, nhưng vấn đề bạo lực gia đình mà nó đề cập vẫn còn mang tính thời sự, bởi:

+ Ở nơi này, nơi kia với mức độ đậm nhạt khác nhau, tính gia trưởng vẫn còn là truyền thống của nhiều dân tộc Á Đông. Thói chèn ép, thô bạo của những “đức lang quân” với vợ con vẫn còn là quán tính với sức ỳ “đáng gờm”.

Bạo lực trong gia đình

+ Nhận thức của một số người phụ nữ của ngày hôm nay vẫn chưa xoá sạch những tự ti, mặc cảm về phận đàn bà ngày xưa, về sự tuân thủ đạo “tam tòng”. Trong tình huống bị ngược đãi, họ cũng vẫn có những lí do an ủi, vỗ về chính mình tương tự như người đàn bà làng chài: dưới mái nhà cần có một người đàn ông, những đứa trẻ cần có cha và cao cả hơn hết là tình mẫu tử thiêng liêng “sống cho con chứ không thể sống cho mình”.

+ Dù luật pháp hiện hành đã có những quy định, những khung hình phạt tương đối cụ thể, nghiêm khắc cho những ai gây ra bạo lực gia đình, song trong tâm lí của không ít người, thậm chí là ở một số chánh án, tệ nạn kia vẫn được nhận thức và ứng xử theo phương châm “đèn nhà ai nấy sáng”.

- Có thể cảm thông, chia sẻ những bực tức, phiền não của người chồng trong vai trò gánh nặng cơm áo, gạo tiền gia đình.

- Nhưng tuyệt đối không thể chấp nhận lối hành xử bạo lực

- Xã hội ta ngày càng văn minh tiến bộ, trong chiều hướng đó vị thế, vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao.

+ Cần tạo điều kiện tốt hơn để người phụ nữ phát huy hơn nữa vai trò lớn lao, thiêng liêng của mình.

* Ý này ở ngoài hướng dẫn (ngoài lề)

- Trong một gia đình còn đủ vợ chồng, thì trong sổ hộ khẩu người đứng tên chủ hộ thường là chồng. Cái từ “chủ hộ” vốn nó đã sặc mùi gia trưởng, bởi nó gợi lên vị thế, vai vế lệch nhau: chủ - tớ. Nên chăng đến một lúc nào đó cần thay thế từ “chủ hộ” bằng cụm từ “người thay mặt gia đình”?

- Ngày 8/3 là ngày tố chức những hoạt động tôn vinh, trân trọng và dành những ưu ái cho người phụ nữ. Tuy vậy, không khó nhận ra ý nghĩa của nó ít nhiều đã bị phái mày râu xâm lấn. Một số người đàn ông đã cao hứng ăn nhậu tứng lựng, vui chơi tới bến như một hành động thiết thực chào mừng ngày quốc tế phụ nữ bất tử. Có thế thói gia trưởng đã biểu hiện ở một số điểm này chăng?!

Leave a Reply