"Văn học dân gian không những là những tấm gương phản ánh trung thực về số phận của người phụ nữ... ngợi những phẩm chất cao đẹp của họ”. Dựa vào một số tác phẩm văn học dân gian đã học và đã đọc, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Hình ảnh người phụ nữ trong văn học dân gian Việt Nam: số phận đáng thương và phẩm chất tốt đẹp.

* Tư liệu: Truyện cổ: Lấy vợ Cóc, Tấm Cảm; Ca dao dân ca: Nhóm ca dao “Thân em...”, ca dao tình nghĩa.

+ Giá trị hiện thực: Văn học dân gian phản ánh về cuộc đời người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

Thân phận người phụ nữ dưới chế độ Nam quyền: Bị coi như món hàng gán nợ cho nhà giàu “Cha mẹ tham giàu bán rẻ duyên con”, “Bồng bồng cõng chồng đi chơi...”

Nhớ ai dãi nắng, dầm sương

Không có quyền sống, quyền làm chủ cuộc đời: “Thân em.” dù người phụ nữ có giá trị đối với cuộc đời, cần thiết đối với mọi người, tô điểm thêm đẹp cho đời, nhưng bản thân họ không được xã hội phong kiến công nhận như là một công dân tự do, thậm chí họ bị gia đình chồng đánh đập hành hạ, coi rẻ:

“Từ ngày tôi ở với anh

Anh đảnh, anh chửi, anh tình phụ tôi”

Bị vợ cả hành hạ:

“Tối tối, chị giữ mất chồng

Chị cho manh chiếu ngủ không nhà ngoài

Sáng sáng chị gọi bớ Hai

Mau mau trở dậy thái khoai, đâm bèo”

Nào phải họ muốn làm lẽ! Chẳng qua nhà nghèo bị mua về làm vợ nhỏ nhưng thực chất là làm đầy tớ không công mà thôi!

• Họ còn là nạn nhân của nạn mẹ ghẻ con chồng: Truyện Tấm Cám đã kể cho ta về những bất hạnh của Tấm từ khi mẹ chết, cha có vợ hai. Tấm bị mẹ ghẻ và em cùng cha khác mẹ hành hạ thảm khốc, truy bức, sát hại năm lần bảy lượt mà không có một lực lượng trên cõi đời này che chở cho nàng. Cõi đời này dường như bất lực trước tội ác. Người xưa xót thương quá đành phải viện dẫn đến thế lực siêu nhiên giúp Tấm. Thật đáng thương và cũng rất đáng ca ngợi sự kiên tâm của Tấm; không chịu chết; tìm mọi cách thay hình đổi xác để tồn tại, để chiến thắng.

+ Ngợi ca phẩm chất cao đẹp: Tuy bị xã hội tước đoạt mọi quyền làm người, nhưng người phụ nữ cứ vươn lên như không có thế lực nào có thể vùi dập được họ. Họ vẫn là những đóa sen ngát hương thắm sắc với trí tuệ không hề thua sút nam giới như nàng Cóc trong truyện Lấy vợ Cóc. Chính nàng Cóc mới là người có đủ tài sức, bản lĩnh chứ không phải anh chồng hay đám học trò bạn chồng Cóc.

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Người phụ nữ Việt Nam là người lao động chân chính: Chăm chỉ chịu khó, chịu khổ để làm nên của cải cho xã hội cho gia đình: “Nhớ ai dãi nắng, dầm sương. Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”, “Người ta đi cấy lấy công. Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề”. Ca ngợi sự tần tảo, giàu đức hi sinh “Cái cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ, cả những bà mẹ chồng cay nghiệt “Chiều chiều..”, “Mẹ già anh ở nơi nao, Để em tìm về hầu hạ thay anh!”. Ca ngợi đức thủy chung, son sắc: “Chồng ta..” “Thuyền ơi..” “Cây đa cũ, bến đò xưa..”. Ca ngợi sự hi sinh vô bờ cho con của người mẹ Việt Nam.

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ... ví dầu cầu ván”.

Và phụ nữ Việt Nam còn có những nữ anh hùng dân tộc văn võ song toàn “Muốn coi lên núi mà coi, coi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng”.

Người phụ nữ Việt Nam trong văn học dân gian mang những nét đẹp vĩ đại của truyền thống dân tộc. Cuộc đời của họ là những bài ca và cũng là những trường thiên bi kịch do những bất công trong xã hội. Không bao giờ, chúng ta, những người phụ nữ hôm nay, để cho bánh xe lịch sử quay ngược để bi kịch về người phụ nữ lại tái diễn trên đất nước ta.

Leave a Reply