Văn nghị luận - Goethe, một văn hào Đức nói: "Tôi là một người, nghĩa là một kẻ chiến đấu". Đời có phải là một trường tranh đấu không? Giá trị của sự tranh đấu ra sao?"

DÀN Ý 1

1. Đời thực sự là một trường tranh đấu

- Đấu tranh về cơm áo gạo tiền, cơ hội có công việc tốt, cao hơn là chiếm lĩnh những nền kinh tế, vượt qua thách thức chính trị,.. thời đại càng đi lên thì cuộc đấu ấy càng gay gắt.

(Dẫn chứng trong thực tế thì có nhiều, từ học sinh, sinh viên đến những người trưởng thành...)

Tôi là một người, nghĩa là một kẻ chiến đấu

- Đấu tranh còn ở trong tâm tưởng con người khi mà đứng trước cám dỗ cuộc đời, con người ta dễ trở nên tha hóa vì lợi lộc, sa vào những tệ nạn xã hội,... đặc biệt là giới trẻ

(Dẫn chứng...)

- Đây còn là một cuộc chiến trường kì, đòi hỏi bản lĩnh vững vàng.

2. Giá trị của cuộc tranh đấu

Con người không thể hạnh phúc nếu chỉ biết sống một cuộc đời cam chịu hay ỷ lại, sống nhờ vào sự nỗ lực của người khác. 

-> Trước hết là mưu cầu hạnh phúc bản thân

Tôi luyện sự tự tin, bản lĩnh

-> Khiến con người tiến bộ, tôi luyện họ để trở nên sẵn sàng trước những thách thức mới.

DÀN Ý 2

- Giới thiệu câu nói

- Giới thiệu, tìm ý nghĩa câu nói:

+ "Chiến đấu" là đấu tranh giành phần thắng về mình

+ Câu nói của Goethe gửi gắm một tư tưởng mang ý nghĩa triết lý: Cuộc đời con người là một trường tranh đấu, con người luôn phải chiến đấu để dành phần thắng lợi về mình.

- Bàn luận:

Đời là một trường tranh đấu:

+ Trong cuộc sống con người phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức mà con người phải đấu tranh: Thiên nhiên, cái ác, cái xấu trong xã hội và trong bản thân mỗi người…

Đời là một trường tranh đấu

+ Đấu tranh không chỉ để sinh tồn mà còn để phát triển, để hoàn thiện mình. Chinh phục thiên nhiên để con người tồn tại và phát triển, chiến đấu với cái ác, tranh đấu về kinh tế… để con người, xã hội ngày càng phát triển. Chiến đấu với phần Con trong con người mình để sống Người hơn. Như vậy, là người phải luôn tranh đấu để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

- Mở rộng:

+ Cần hiểu đúng ý nghĩa của câu nói. Trong xã hội, con người đấu tranh vì sự phát triển của xã hội loài người, chứ không phải là tiêu diệt nhau. Những cuộc chiến đấu đẫm máu thường để lại những hậu quả nặng nề (VD)

Giá trị đích thực của đấu tranh muốn nhắc đến ở đây là đấu tranh để xây dựng xã hội hòa bình, công bằng, tôn trọng và yêu thương nhau…

- Bài học nhận thức: Trong các cuộc chiến đấu, chiến đấu với bản thân là cuộc chiến khó khăn nhất nhưng cũng vẻ vang nhất

GỢI Ý

Đã là cuộc sống thì nhất định sẽ có những lúc vui buồn, khi bạn dùng từ ''giá như'' tức là bắt đầu có sự công bằng và bất công khác nhau và đặc biệt khi bạn vừa mới chào đời bạn đã phải khóc đó là dấu ấn cho sự tranh giành sự sống đầu tiên, tranh giành khi O2 để bắt đầu cuộc đời. Và bạn phải làm gì? Chỉ có 1 cách duy nhất là đối diện với nó nên nói một cách khác cuộc đời như một nơi khai diễn một trường đấu lớn và kẻ chiến đấu phải liên tục học các kĩ năng bền bỉ nhất, không ngừng sáng tạo, sẵn sàng đối diện, phấn đấu không ngừng nghỉ cho đến những chấm sáng còn xót lại để có thể tồn tại và tỏa sáng .

Leave a Reply