Văn nghị luận: Trong lớp em có một số bạn hiền lành và hay bị bắt nạt nhưng các bạn vẫn nhịn và lấy câu “Một điều nhịn chín điều lành” làm phương châm sống. Bạn hiểu câu nói đó như thế nào

Dàn ý chi tiết

Mở bài:

Giới thiệu vấn đề

Thân bài:

(1) Giải thích

Nhẫn nhục

- Nhịn: Là nhún nhường , biết kiềm chế nóng giận, biết lắng nghe ý kiến của người khác, luôn giữ được hòa khí trong giao tiếp, ứng xử, tránh xung khắc đối đầu

- Lành: Kết quả tốt đẹp, thỏa đáng, đúng như mong muốn

- Một, chín: Những con số có tính ước lệ

- Cả câu: Cha ông ta khuyên trong cuộc sống, nên biết nhường nhịn, nhẫn nhịn để tạo ra mối quan hệ nhân ái, tốt lành

- Biểu hiện: (trong cuộc sống)

(2) Bàn luận, mở rộng vấn đề

- Khẳng định mặt đúng của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm xử thế đúng đắn của cha ông ta. Bởi vì cuộc sống vốn đa dạng, phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau( trong gia đình, ngoài xã hội). Muốn phát triển, con người phải biết đoàn kết hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, đem lại hiệu quả cao nhất. Sự hòa thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả, là phương châm sống tốt nhất

- Tuy nhiên cần thấy rằng câu tục ngữ chỉ nêu lên một cách rất chung chung. Trong thực tế đời sống, không phải sự nhẫn nhịn, nhún nhường nào cũng là giải pháp tốt nhất. Khi đối mặt với cái xấu, cái ác thì sự nhẫn nhịn đồng nghĩa với thái độ hèn nhất, nhu nhược, lại trở thành tiêu cực vì nó cản trở sự vươn lên, hoàn thiện của bản thân mỗi người (ví dụ truyện Tấm Cám... )

(3) Bài học nhận thức và hành động

- Tùy từng tình huống, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể để lựa chọn cách ứng xử phù hợp.

- Trong giao tiếp cần có thái độ mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có chừng mực, có nguyên rắc.

- Quyết tâm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, không làm ngơ trước những việc bất bình, mạnh dạn phê phán những thái độ, việc làm không đúng đắn của mọi người xung quanh.

- Liên hệ bản thân: bạn đã làm được gì???

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề

Leave a Reply