Văn thuyết minh - Côn sơn

Núi Côn Sơn trên đất huyện Chí Linh, suốt một trăm năm mươi năm từ khi Trần Nhân Tông khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm (1299) cho tới khi Nguyễn Trãi quy thần (1442) đã là một trung tâm của tư tưởng Việt Nam đôi diện với Thăng Long, cả hai gắn liền nhau trong đạo xuất xử của người hiền thời xưa. Nếu kinh đô Thăng Long là trung tâm quyền lực giải quyết yêu cầu dấn thân của kẻ sĩ thì Côn Sơn là nơi họ tìm về căn nhà vũ trụ để thực hiện cuộc sống tâm linh trong bản giao hưởng của trời đất. Chẳng những Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Trần Nguyên đán, Chu Văn An, Nguyên Trãi,... đã tìm về đây để sống đạo suốt phần cuối cuộc hành trình cát bụi, mà nhiều trí thức Trần - Lê dù đang phải gánh vác triều chính, thỉnh thoảng cũng lén về Côn Sơn để ăn trộm cái nhàn trong nửa ngày, theo cách nói của Nguyễn Phi Khanh.

Côn sơn

Côn Sơn nhìn nghiêng giống hình một con kì lân từ Tây Tạng đi về phương Nam, tới nằm trầm mặc giữa châu thổ sông Hồng. Chan núi có ngôi chùa cổ với mấy tấm bia đá đề năm Thiệu Phong đời Trần, và những cây sứ già lão cổ quái bậc nhất, khiến tôi nhìn lên phải nghiêng mình vái chào. Tên dân gian gọi là chùa Hun, vì từ xa xưa lâu đời, nơi đây vẫn là rừng sâu hoang rậm. Côn Sơn quanh năm chìm trong màu khói xanh của thợ rừng đốt than. Thời lỡ vận, người anh hùng đánh Nguyên - Trần Khánh Dư - cũng từng lên nguồn đốt than, truyền thuyết còn lưu lại bài thơ nổi tiếng: ở với lửa hương cho vạn kiếp, Thử xem vàng đá có bền gan.

Lưng chừng núi là khu di tích của động Thanh Hư, cạnh núi Côn Sơn. Tiến sĩ Trần Nguyên Đán, nhà thiên văn và lịch pháp tài giỏi của thế kỉ XIV, vì buồn việc nước, lại nghĩ rằng “Tự sát để được tiếng khen như Khuất Nguyên là sai”, bèn về núi dựng khu trang viên này. Nguyễn Phi Khanh ta động Thanh Hư quy mô rộng lớn, cảnh quan rực rỡ, thơm đến muốn nuốt, xinh đến muốn ăn. Nay lác đác trên sườn núi vẫn còn dấu đá ong của nhung nền nhà cũ, nơi Trần Nguyên Đán viết sách và dạy học, người học trò vỡ lòng của ông cũng đồng thời là cháu ngoại, chính là Nguyễn Trãi. Nay vẫn còn tấm bia đa lớn đề ba chữ “Thanh Hư động”, bút tích của vua Trần Nghệ Tông, cùng với bài minh của nhà vua ngợi ca tấm lòng mải lo nước thương dân của Trần Nguyên Đán dù đã lui về núi: Nương dưới bóng cây là muốn mở rộng sức che chở cho dân, Tựa vào khóm trúc là muốn đến với nhiều người hiền.

Suối Côn Sơn mùa xuân nước vẫn đầy, bờ suối còn những dấu đại bác thời chống Pháp. Ven suối dưới chân động Thanh Hư có bãi đá bằng phảng gọi là thạch bàn: Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu em. Đúng như trong thơ ông, thạch bàn là nơi Nguyễn Trãi thường ngồi lặng lẽ ngắm bầu trời. Có lẽ những tháng ngày hội nhập vào cuộc sống lớn lão của mọt “công dân vũ trụ”, cái ý niệm thiên dân kia đã nuôi dưỡng sâu bền thêm trong tâm thức Nguyễn Trai nỗi khát khao lẽ công bằng và tự do cho con người, vốn là bản chất dân chủ nhất quán trong lí tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: Lồng lộng trời tư chút đâu, Nào ai chẳng đội ở trên đầu. Ngày tôi về, rêu thạch ban ở Côn Sơn vẫn sáng lên một màu lục tươi mới mẻ lạ lùng, tưởng như người hiền vừa mới đứng dậy khỏi nơi này, đang lững thững một mình đâu đó trong rừng thông.

Leave a Reply