Văn tự sự - Cuộc sống tươi hồng

- ... Alô! Quang hả? Bài vở đến đâu rồi?

- Em...

Cho chú mày thêm một tuần nữa. Không gởi bài đừng trách sao mấy anh đăng tên Quang Lười lên hai trang báo số đặc biệt tháng ba nghen!?

Đầu năm tất bật với bao nhiêu công việc, lại phải vác bút lên vai vì trách nhiệm cộng tác viên, cũng chỉ vì cái điện thoại réo hoài, réo liên tục đến cháy cả dây của anh thư kí tòa soạn tờ báo tỉnh. Cân đo đong đếm cũng chẳng biết viết gì. Tuổi trẻ học đường và tuổi choai choai ở cái vùng phèn bén gót chân này thì có gì đề cập.

Cuộc sống tươi hồng

Tính tới tính lui, cuối cùng tôi cũng phải đóng thùng mà thâm nhập thưc tế. Hướng đông luôn là hướng tốt. Nghĩ vậy nên tôi quyết định cứ thẳng hướng ấy mà đi, chưa kịp bước ra khỏi nhà thì nhỏ Nga - con bà dì từ Thanh Hóa vào chơi gặng hỏi: “Làm răng mà vô ra hoài rứa anh?”. Hay mình thử phỏng vấn nó trước xem sao!? Nghĩ là làm, tôi hỏi thế ni: “Ngoài quê em mùa ni người ta hay làm gì?”. - “Cấy!” Nhỏ đáp gọn hơ. Tôi thất vọng tràn trề, bởi chuyện đồng áng xưa nay tôi thuộc hàng ngoại đạo. Xem ra đề tài không “mặn” lắm nên tôi tìm cách rút lui, nhanh nhất là phóng lên con ngựa sắt thẳng hướng mình đã chọn.

Nắng lên cao nhưng không đủ sức xua đi cái lạnh buổi sớm mai. Cũng giống như tôi thôi. Một thằng con trai mê tít văn chương mà cái đầu luôn tịt như ngòi viết hết mực.

Cố sức phi con ngựa sắt lên cầu treo, chưa kịp tìm được chút cảm xúc gì thì... huội ... huội... tin... tin, tin... vèo! Hai đứa học trò đèo nhau trên chiếc Wave lạng cua quẹo một cái rầm. Bụi tốc lên. Máu? Tôi lấy tay che mắt lại vì không quen nhìn cái màu đỏ đau tim đó. Một đứa con gái tha thướt áo dài trờ tới nguýt một câu: “Đáng đời!” rồi thong thả đạp xe đi. Bất ngờ chiếc xe được dựng dậy nổ máy. “Để tao chạy cho mày, mày lượm la cờ đi, rách thi vô trỏng tụi nó vá”. Thì ra cái màu đỏ đỏ bên hông nó lúc nãy không phải là máu. Hú vía, tôi thở phào, tự dưng cũng thấy mừng mừng giùm tụi nó.

Tảng sáng ra đường đã gặp chuyện không hên. Tôi quay xe về. Thôi, mai tính!

Anh Kiệt chạy xuống tìm bảo thế này: “Năm nay Trường Tràm Chim tổ chức cắm trại 26/3. Anh đã gặp thầy trợ lí thanh niên rồi, sẽ dành một trại cho cựu học sinh của trường. Quang đi chứ!”. Buồn ngủ mà gặp chiếu manh, tôi chộp ngay cơ hội, hi vọng là sẽ có nhiều chuyện hay ho để viết đây. Theo thói quen không sửa được “nghĩ là làm”, tôi trả lời cái một: “Dĩ nhiên rồi, nhớ ghi tên em nghe, Võ Huyền Quang, học sinh 9A1". Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi mừng ra mặt nên anh Kiệt trợn măt nhìn hoài.

Giữa lúc tôi phụ quay kim đồng hồ cho chạy nhanh nhanh đến ngày cắm trại thì Minh Yến - em anh Kiệt - ghé nha lúc tôi đang cặm cụi sửa bộ bàn ghế bị lỏnẹ đinh cho mẹ. “Anh Quang giỏi quá ta!”. - “Không cần khen, bam sính roi, mà nè... có việc gì đây?”. Tôi kéo cái ghế cho Yến ngồi. “Anh Kiệt biểu xuống nhắn anh khỏi đi cắm trại...”. - “Sao vậy?”. Toi chưng hửng. “Anh đăng kí rồi mà”. - “Biết rồi, những nhà trường dời lại, đến 19 tháng 5 mới tổ chức”. - “Sao vậy?”. “Nghe nói hôm kia có 4, 5 đứa học sinh lớp dưới mua dao bấm vô trường, tụ tập một nhóm quậy phá gì đó, công an thị trấn theo dõi bắt được, tụi nhóc khai còn đặt ở lò rèn hai cái mã tấu nữa!”- “Trời đất, thiệt hôn?” - “Anh Kiệt làm bên tổ an ninh nhân dân, ảnh nói sai à!?”. Tôi nghe lùng bùng lỗ tai. Tệ nạn xã hội tràn xuống miệt vườn rồi sao? Chắc là một phút bốc đồng thôi. Chẳng lẽ cái mộc mạc chơn chất nhà nông một nắng hai ba sương của quê mình biến chất nhanh đến vậy sao? Không lẽ tia hi vọng cuối cùng của tôi cho bài viết tháng ba đã nói lời từ biệt?

Nhỏ Yến về rồi, mà tôi còn hình sự với chính mình. Không thể ngồi chờ sung rụng, chắc là phải thâm nhập thực tế thôi. Bỗng nhiên tôi chợt nhớ mấy câu trên Mực Tím mà có lần đã đọc. Đại ý thế này: Viết cho tuổi trẻ, văn phong nên nhẹ nhàng, đừng làm theo kiểu giật gân, thị hiếu tầm thường, cảm xúc thế nào, thực tế thế nào thì cứ viết thế ấy.

Tôi mang ý nghĩ ấy, câu nói ấy đi vào giấc ngủ, hi vọng tìm gặp một giấc mơ.

Sáng, bụi bay lòa xòa trên đất. Nắng trong từng hạt bụi li ti. Mấy hạt sương đêm qua bám trên lá cũng sậm màu vì bụi bẩm. Vậy đó, que tôi mùa nàỵ ở đâu cũng bụi bám đay. Mẹ kéo đường ống nhựa ra sấn, tưới lên mây bụi hoa cúc, hoa hồng, đám co dại cũng với tay ra, vươn đầu hứng lấy bọt nước uốn cong trên không mát lạnh. Một ngày mới bắt đầu.

Con lộ nhỏ gồ ghề sau đợt lũ cuối năm giờ đã tươi đất mới, lớp cát nhẹ nhàng trát nhẹ bên trên giống như lớp kem trị mụn bằng hạt đậu xanh được trét lên mặt tối đêm qua, mỏng dính. Gió vẫn lạnh trong nắng, soi rõ mặt nước dưới kênh không còn đỏ quạch phù sa như những lúc lũ tràn. Cứ dăm ba ngôi nhà lại thấy một sơn phết sửa sang. Mấy bụi râm bụt làm hàng rào được tỉa tót thẳng băng. Hai bên đường là những đám mạ non đang ươm mầm, tách đất. Cảnh vật dường như sáng lên tronậ cái lạnh se se. Bình lặng đó mà rộn rã đó, nghe như có chút hương vị đong quê ngan ngát tỏa ra ngay trên đám cỏ dại ven đường.

Văn tự sự - Cuộc sống tươi hồng

Ngôi nhà của Mẹ vẫn còn nguyên như xưa. Hàng cột giữa nhà bằng gỗ vẫn tròn to, nhẵn bóng. Hai cái nón tai bèo vẫn treo trên vách dù bụi thời gian có làm sắc thắm phai màu nhưng vẫn không mất vẻ phong tran, ụy dũng. Mẹ đón tôi băng một nụ cười, khác là không có ô trau, bình vôi và gói thuốc xỉa như năm trước. Một năm - ngần ấy thời gian cho tóc Mẹ trắng thêm, đuôi mắt sậm nếp nhăn cho giọng cười luôn sang sảng. Mẹ chì tay len bàn thờ, mấy cây nhang còn quyện khoi. “Tụi nó mới ghé thăm. Tội nghiệp năm nào cũng vậỵ, cứ độ tháng Ba là rủ nhau về tham Mẹ. Thay được tình đồng đội như vầy chắc hai đứa nó cũng vui lòng mà ra đi...”. Anh Tâm, anh Quyết con Mẹ vẫn tươi cười, đôi lông mày lưỡi mác rậm đen càng sáng thêm đôi mắt. Tôi thắp cho các anh ba cây nhang rồi theo Mẹ ra sau vườn để tham quan “mô hình kinh tế” như lời Mẹ nói.

Tay thoăn thoắt sợi dây chuối, Nguyệt ù - nhỏ bạn học bốn năm trước của tôi - cháu của Mẹ chỉ tay ra vuông đất trồng đang hòng lá. “Mấy năm trước ngoại chỉ gói bánh ít cho gia đình và biếu bà con chòm xóm thôi. Năm rồi chắc là “tiếng dữ đồn gần” nên người ta năn nĩ ngoại gói giúp. Cả chợ này bây giờ chỉ ăn bánh của ngoại làm nên tụi tui thức sáng đêm phụ bà là chuyện nhỏ. Quang mà có thất nghiệp xuống đây phơi hong lá chuối lãnh lương”. Mẹ trầm ngâm: “Thời buổi này có mấy nhà còn tự gói bánh ít đâu con. Nhớ hồi chiến tranh, tụi nó đứa nào cũng nằng nặc đòi ít nhất một chục bánh cất vô ba lô. Thằng Quyết cậu ba con Nguyệt chưa kịp về thăm gia đình đã đi luôn tới giờ...”. Mẹ khóc. Không biết có bao nhiêu người mẹ lại nhớ con những lúc này. Một chút bùi ngùi len nhẹ vào tim, tôi chợt hiểu ra vì sao người ta hay nói rằng người già thường sống bằng quá khứ.

Nguyệt máng lên ghi đông xe một xâu bánh ít vừa mới làm. “Biếu cô chú trên nhà ăn lấy thảo. A tuần tới xã mình có tổ chức hên hoan thanh niên tiên tiến, Quang xuống viết tin nghen!”. Mẹ lau nước mắt, lại cười: “Bí thư xã đoàn đó con”. Hai đứa con gái trạc tuổi Nguyệt vừa vo nếp vừa liếng thoắng: “Anh nhà báo ơi, viết gương điển hình về Nguyệt ù đi nghen. Mà nhớ là đừng có nói thêm, nói láo đó... Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm hén ngoại hén!”. Cô bạn nhỏ khoe cái răng sún ra cười như tiếng reo của lửa.

Chúc sức khỏe cho Mẹ, tôi mong Mẹ sống lâu.

Chia tay cô bé sún răng, tôi chúc cho em chóng lớn.

Tạm biệt Nguyệt ù, tôi mong bạn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Chợt thấy vui hơn bởi cuộc sống vẫn tươi hồng, mọi người luôn vui vẻ, yêu đời.

Leave a Reply