Vẻ đẹp của tâm hồn thi gia được thể hiện qua những chi tiết nào của bài thơ Ngắm trăng Hồ Chí Minh

Ý chính trong bài:

Hai câu thơ đầu:

- Ngắm trăng là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Đó là cái thú thanh cao, tao nhã của những tâm hồn cao đẹp.

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

- Người xưa thường ngắm trăng, nhận ra vẻ đẹp của trăng trong trạng thái tâm hồn thư thái, thảnh thơi, giữa trời đất bao la với đầy đủ những thú vui khác: "Khi chén rượu, khi cuộc cờ. Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên" (Truyện Kiều).

- Còn ở đây, Bác đang ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù. Người ngắm trăng đang là một tù nhân bị đày đoạ vô cùng cực khổ: hai tay bị xiềng, hai chân bị xích, răng rụng, tóc bạc, “ghẻ lở mọc đầy thân”, tiều tuỵ như “quỷ đói”...

- Ngoại trừ ánh trăng, trong tù thiếu tất cả những điều kiện cần cho một cuộc thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do, không bạn hiền...

- Câu thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy tâm hồn Bác. Đó là sự nhạy cảm, là cái xốn xang bối rối, trước vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Rất tiếc câu thơ dịch đã làm mất đi cái xốn xang bối rối đó. "Nại nhược hà?" là lời tự hỏi nghĩa là biết làm thế nào. Còn "khó hững hờ" là một lời khẳng định, thể hiện sự đón nhận vẻ đẹp của trăng có phần bình thản hơn. Câu dịch vì vậy không diễn tả sát trạng thái tâm hồn đầy chất thơ của người tù nghệ sĩ trước vẻ đẹp của trăng.

2. Hai thơ cuối:

- Xiềng xích, gông cùm không khoá được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ "hướng" làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn.

- Như vậy, "Ngắm trăng" không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã "theo vời vợi mảnh trăng thu".

- Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. ở đây, vầng trăng không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hoá thành một con người, hơn thế, một người bạn tri âm tri kỉ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời.

- Trong nguyên âm chữ Hán, câu thơ 3 và 4 có kết cấu đăng đối, nhịp nhàng:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Cả hai câu thơ đều có từ "song" chỉ song sắt nằm giữa câu như chính bức song sắt nhà tù muốn ngăn sự gặp gỡ giữa "thi nhân" và "minh nguyệt". Sự đối từ, đối nhịp và kết cấu đăng đối đã làm nổi bật sự giao hoà sóng đôi khăng khít giữa trăng và nhà nghệ sĩ. Rất tiếc, hai câu thơ dịch đã làm mất cấu trúc đăng đối và vì vậy, làm giảm đi phần nào sức truyền cảm.

=> Với tâm hồn thi sĩ dạt dào, lòng yêu trăng, yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm cực khổ.

Leave a Reply