Viết một bài văn trình bày suy nghĩ về quan niệm sau: "Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác"

Các ý chính của bài:

- Hành động khởi đi từ suy nghĩ có tác ý; do đó nghiệp là tư tưởng, lời nói, sau đó mới là hành động, nếu không có ý muốn sẽ không có nghiệp. Cái mà ta nhận lại là “báo”. Ân trả ân, oán báo oán. Nghĩa là gieo lại “hạt từ tâm” là gieo lại nhân. Từ đó ta gặt hái quả như cây, lá, hoa, trái. Cuộc đời ta vui sướng buồn khổ là do những gì mình gieo trồng từ quá khứ và hiện tại. Một nghiệp tốt mang lại kết quả tốt, có thể ở kiếp hiện tại hay ở tương lai. Cũng vậy, một nghiệp xấu mang lại kết quả xấu, ở ngay kiếp này chưa nói đến kiếp sau.

- Ở đây chúng ta thấy toát lên nguyên lý nhân-quả như một chân lý. Chúng ta đang gặt hái những gì mình gieo trồng trong những năm qua. Một xã hội và một nền giáo dục thiếu vắng lòng từ bi. Học sinh đến trường chỉ biết làm “gà nhồi chữ” đóng tiền, trả công cho thầy cô và xem mọi quan hệ ở mức độ cho-nhận lạnh lùng. Thầy cô và kể cả cha mẹ cũng xem nhẹ giáo dục đạo đức, chỉ mong con mình đạt điểm cao, vào trường chuyên lớp chọn mà không hề hướng đến một con người có đức hạnh. Bản thân người lớn không đủ mẫu mực làm gương cho giới trẻ.

Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề

- Mọi người phải chịu trách nhiệm về những hành động từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm của mình; muốn sướng hay khổ hoàn toàn do mình tự tạo chứ không do một ai khác có quyền định đoạt sướng khổ cho mình. Vì vậy, muốn không bị tham, sân, si, tà kiến thúc đẩy tạo nghiệp, chúng ta phải biết làm chủ lấy mình, không để những đam mê danh vọng, giàu sang, quyền lực… lung lạc ý chí của chúng ta.

=> Một nền giáo dục chân chính phải tạo nền cho sự phát triển những con người như thế. Kẻ làm ác dùng đao kiếm, súng ống tạo nghiệp, kể cả những kẻ dùng ngòi bút làm băng hoại xã hội, khích động hận thù, truyền bá cái xấu gây hại cho cả thế hệ hay dân tộc cũng tạo nghiệp ác.

Leave a Reply