Anh (chị) hãy bình luận tư tưởng sau đây của Voltaire, đại văn hào nước Pháp: "Việc làm xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn buồn nản, thói hư và cùng túng"

Trái đất vẫn cứ quay, một ngày mới lại bắt đầu bằng những ánh bình minh ấm áp. Trên cành hoa con ong đang hút mật; dưới mặt đất chú kiến đang tha mồi, những con đường đầy ấp những người qua lại với biết bao công việc... và nhịp sống cứ trôi. Guồng máy xã hội hoạt động như thế thu hút tâm hồn ta, làm ta say sưa với muôn người, muôn vật - làm việc là điều kiện tất yếu cho vạn vật phát triển, nó có tác dụng hết sức to lớn. Bởi thê mà nhà văn Voltaire mới có câu “việc làm xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn: buồn nản, thói hư và cùng túng", “lao dộng là vinh quang" và làm việc là quy luật cua xã hội, đời không ai không làm việc mà có thể sống bình yên được cả.

Có khó mới có miếng ăn

Làm việc tuy khiến ta mệt. mỏi nhưng lại là một phương pháp đề rèn luyện sức khoẻ đồng thời tâm hồn cũng thoải mái hơn, trái lại, những người nhàn rỗi tưởng rằng sẽ rất khoẻ khoắn nhưng sự thật có thể ít hoạt động khiến cho cơ bắp yếu ớt, sức khoẻ không tốt và dĩ nhiên đều đó sẽ ành hưởng không nhỏ đến tinh thần làm cho con người đâm ra uế oải, buồn. Không có việc gì làm thì càng tăng thêm chán nản, lúc ấy bao thú vui trên đời cũng cho là vô vị. Vì thế nhà văn Wagner mới khuyên ta “chốn hạnh phúc ở trong công việc làm, trong sự phấn đấu hàng ngày". Hạnh phúc là khi ta làm việc, dù nhỏ bé hay lớn lao nhưng dẫu sao đấy cũng là một phần sức lực mà ta cống hiến cho đời, cho người. Ngày ngày làm việc tức là ngày ngày cống hiến, ngày ngày vui vẻ.

Trong sự mệt nhọc của công việc ta lại tìm thấy hạnh phúc, niềm vui và hơn hết điều đó sẽ khiến cho tâm hồn con người ngày càng thoả mái, tươi trẻ. Còn mệt mỏi, chán nản khi không có việc làm chỉ khiến cho con người sinh ra bi quan, thấy cuộc đời chỉ toàn đen tối. Xà hội với bao nhiêu tiêu cực đấy là tất cả những gì mà một người nhàn rỗi thấy được. Họ “ngồi chai xơi nước" mãi nên tinh thần trở nên kém minh mẫn. Nhưng không, cảnh sống trước mặt vẫn luôn tươi sáng, đầy màu sắc huy hoàng nếu con người biết tìm kiếm niềm vui qua những công việc hàng ngày. “Hãy lao động như thế làm là chính sự nhàn rỗi sẽ giết chết bạn” đấy là một lời kêu gọi cho bao lớp trẻ hiện nay Sự buồn chán sẽ bị xua tan nếu con người biết tạo ra cho mình một sinh lực, mới đó chính là công việc. Càng làm việc ta càng thấy hăng hái, yêu đời và càng nhận thức rõ nghĩa vụ của con người. Khi mọi người đều lao động thì ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ sẽ hình thành rõ ràng trong họ. Họ biết họ phải làm gì? Và đáng được hưởng như thế nào? Vì hơn những người lười biếng họ đã công hiến, đã làm việc và tất nhiên sự cho nhận luôn được đền đáp, lao động sẽ đem lại cho họ những điều tốt dẹp nhát có thể, xoá tan đi chán nản và thay vào đó là một cuộc sống ấm no, hạnh phúc Chatavoinen đã nói “nơi nào cây” “nghĩa vụ" khai hoa là chỗ ấy sầu muộn “sẽ khô héo," khiến cho người ta nảy sinh bao tật xấu, thói hư. Đó là tính lười biếng, và những người lười biếng coi như những con kí sinh trùng của xã hội. Bới thế mới có câu “tiểu nhân nhàn cư vi bất thiện”, lười biếng là bất thiện, là xấu xa vì bị mọi người khinh ghét, nỗi chán nản của những kẻ lười lại càng tăng lên và tất yếu họ phải tìm cách giải sầu. Những thú vui lành mạnh là từ công việc mà ra, do đó sự giải buồn của những kẻ lười biếng chỉ có thể là những vòng bê tha truỵ lạc, những tệ nạn xã hội. Đó là những cuộc đàn đúm nhảy nhót ở quán bar, vũ trường hay những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng. Và tất nhiên sản phẩm sau những cuộc chơi sa đoạ đó là những con bạc xanh xao, những tên nghiện ngập. Nói chung đó là nhũng kẻ bê tha vướng vào vòng tội lồi, là nhũng con sâu mọt đang đục khoét dần tài sản của gia đình và xã hội. Cũng có khi đó là những kẻ giàu có con nhà đại gia, nhưng có tiền mà vung tiền qua cửa sổ để tiêu sầu mãi rồi cũng trở nên nghèo túng. Rồi những kẻ không tiền thì phải xoay sở bằng đủ mọi cách và ngày càng túng quẫn. Như vậy người lười nhác lại càng sinh ra nghèo túng, thậm chí còn phá hoại lẫn nhau.

Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ

Ớ đời mồi người là một móc xích gắn kết lại thành một đoàn thể, một xã hội. Vi vậy nhiều người xấu sẽ làm cho xã hội xấu, gây cản trợ sự phát triển của xã hội. Âu Dương Tứ đã nói “Kẻ nào chỉ biết ăn chơi phóng dật có thể làm hại đến thân, người biết lo nghĩ chịu khó có thể làm cho nước nhà minh được hưng thịnh”. Ta đã là người của quốc gia thì phải biết làm để cống hiến lại cho quốc gia, như vậy mới chính là một công dân tốt của xã hội. Tục ngữ Việt Nam đã có câu:

“Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ”

hay ca dao cũng có câu:

“Có khó mới có miếng ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho”

vì thế muốn thoát khỏi nghèo khó thì phải biết làm viêc. Làm việc sẽ đem lại những giá trị vật chất và cả tinh thần nữa, trái lại nếu không làm gì cả tất nhiên sẽ bị sa vào cùng đường túng quẫn. Trước hết là sự cùng túng về vật chất: thiếu ăn, thiếu mặc, lâm vào cảnh cơ hàn, nghèo khổ, từ chỗ ấy lại sinh ra hay bực dọc, cáu kỉnh và liều lĩnh tuyệt vọng, tự huỷ hoại chính bản thân mình. Như vậy Voltaire đã rất đúng khi cho rằng làm việc có thế xua đi sự buồn nản, các tật hư và sự cùng túng. Làm việc không những mang cho ta những lợi ích đó mà còn khiến cho kiến thức của mỗi con người ngày càng hoàn thiện, cái sở học của ta sẽ rộng thêm, nhiều hơn khi có được những kinh nhiệm quý giá từ lao động. Con người hãy hoàn thiện đến mức có thể bằng lao động sự siêng năng, làm việc sẽ giúp mỗi người thành công, hạnh phúc và có được những đức tính tốt. Hãy sống và tìm đến vui thú trong hoạt động hàng ngày.

Leave a Reply