Anh (chị) hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử? Và làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp như cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, nhân hậu, trung thực, thật thà, dũng cảm,...

- Một trong những phẩm chất quý báu nhất là tính trung thực.

- Đặc biệt, trong thi cử, tính trung thực sẽ giúp ta đánh giá một cách khách quan, công bằng kết quả học tập của mỗi người.

- Nếu thiếu trung thực, tác hại của nó sẽ khó lường. Chính vì vậy, ngày nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo luôn đặt tính trung thực lên hàng đầu trong thi cử.

Thiếu trung thực trong thi cử

II. THÂN BÀI

1. Giải thích:

- Trung thực: ngay thẳng, thật thà. Người trung thực là người không làm điều sai trái, lời nói và việc làm phản ánh đúng sự thật. Đó là người có phẩm chất đạo đức tốt.

- Thiếu trung thực: gian dối, không thật thà ngay thẳng, có biểu hiện lừa lọc. Đó là biếu hiện xấu của đạo đức.

—> Thiếu trung thực là biểu hiện xấu của đạo đức gây ra những tác hại không nhỏ, đặc biệt là trong thi cử.

2. Phân tích, chứng minh:

a. Những biểu hiện của thái độ thiếu trung thực trong thi cử:

- Đối với những người có trách nhiệm trong việc tổ chức thi cử:

+ Thiếu tinh thần trách nhiệm, không đảm bảo quy chế thi dẫn đến kết quả thi không thực chất.

+ Đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi chung nên còn ăn hối lộ, còn tiếp tay cho những việc làm gian lận trong thi cử.

- Đối với những người trực tiếp thi cử:

+ Tìm mọi cách để gian lận trong thi cử: thi hộ, phao thi, chạy chọt,...

- Đối với những phụ huynh có người đi thi:

+ Chưa có quan niệm đúng đắn về thi cử.

+ Lo chạy chọt, đút lót để con em mình đậu cao, mong có được nghề nghiệp nhàn nhã lại có thu nhập cao sau này.

b. Tác hại của sự thiếu trung thực trong thi cử

- Người thiếu trung thực trong thi cử nếu được đặt vị trí cao trong xã hội thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc chung vì thiếu năng lực làm việc.

- Những người thiếu tài năng, thiếu đạo đức nhưng lại được đặt ở vị trí tốt trong công việc, được hưởng quyền lợi vật chất hơn những người tài năng thực sự sẽ dẫn đến sự thiếu công bằng, làm mất niềm tin ở những người tài năng thật sự.

Tác hại của sự thiếu trung thực trong thi cử

- Thiếu trung thực trong thi cử sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường về việc phát triển nhân cách. Những người đó sẽ có những thói quen xấu như dựa dẫm, ỷ lại, hưởng thụ,...

c. Tầm quan trọng của tính trung thực trong thi cử

- Tính trung thực giúp ta đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của mỗi người.

- Tính trung thực giúp mỗi người tự đánh giá được khả năng học tập của mình. Từ đó, biết bổ sung những kiến thức mình còn thiếu.

- Tính trung thực giúp ta trở thành một người tốt, người có ích cho cuộc đời. Người có tính trung thực luôn được mọi người tin yêu, kính trọng.

3. Bình luận:

Những năm trước đây, sự thiếu trung thực trong thi cử đáng báo động trên cả nước. Những hiện tượng quay cóp, đem tài liệu vào phòng thi, ném tài liệu từ bên ngoài vào cho thí sinh trong phòng thi được rất nhiều báo chí nói tới. Nhiều học sinh thiếu trung thực trong thi cứ nên dẫn đến kết quả học tập không thực chất.

- Những trường hợp đấu tranh với tiêu cực trong thi cử chưa thật nhiều. Thậm chí, có trường hợp đấu tranh với tiêu cực trong thi cử còn bị cô lập, bị trù dập.

- Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo rất chú trọng đến sự trung thực trong thi cử. Đã có những khẩu hiệu “ba không” thể hiện được lòng quyết tâm của cả nước trong việc thi cử nghiêm túc.

Ví dụ: Những năm gần đây, những học sinh không thực hiện đúng quy chế thi sẽ bị cấm thi. Dặc biệt, những thí sinh dự thi tuyển vào các trường đại học nêu vi phạm quy chế thi sẽ bị đình chỉ thi nhẹ thì một năm, nặng thì nhiều năm.

- Cả xã hội ủng hộ việc trung thực trong thi cử. Các kì thi tổ chức thật nghiêm túc, chặt chẽ.

- Những người tham gia tổ chức thi phải thực hiện nghiêm túc nội quy thi. Thí sinh phải tự giác trong thi cử, phải thực hiện đúng quy chế thi.

- Lên án mạnh mẽ sự thiếu trung thực trong thi cử. Xử lí nghiêm minh những người thiếu trung thực.

III. KẾT BÀI

- Bản thân thấy rõ tầm quan trọng của sự trung thực trong thi cử.

- Thực hiện tốt quy chế thi.

- Luôn trung thực trong thi cử và trung thực trong cuộc sống để là người có ích và được mọi người tin yêu.

Leave a Reply