Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Mị trong "Vợ Chồng A Phủ" của Tô Hoài? Mị có gì giống và khác so với nhân vật Chị Dậu trong "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố

Gợi ý bài

a. Mị qua cách giới thiệu của tác giả

- Xuất hiện không phải ở chân dung, ngoại hình mà ở phía thân thận nghiệt ngã, bị xếp với những vật vô tri vô giác ( tảng đá, tàu ngựa)

- Cuộc sống với thân phận là con dâu gạt nợ nhà thống lí như một công cụ lao động biết nói, làm trong vô thức, mị vô cảm không tình yêu , không khát vọng , không cảm nhận được khổ đau

- Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa với không gian buồng kín, một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, trông xa chỉ thấy trăng trắng, không biết sương hay nắng

~> Nhân vật sống trong sự không ý thức được không gian, thời gian, tuổi tác , cuộc sống, mị bị cầm tù trong ngục thất tinh thần

Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa

b. Mị có sức sống tiềm tàng

- Khi còn ở nhà, Mị trẻ đẹp , yêu đời, có hiếu , tài thổi sáo. Trên hết , cô có khát vọng về tình yêu tự do

- Phản ứng khi làm con dâu gạt nợ: Hàng mấy tháng liền đêm nào cũng khóc, có ý định tự tử

~> Tìm đến cái chết là cách phản kháng duy nhất của con người có sức sống tiềm tàng, không chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, đối xử bất công như một con vật

~> Biểu hiện đầu tiên của lòng ham sống, là tiền đề cho sự trỗi dậy của Mị sau này

~> Chế độ phong kiến nghiệt ngã cùng tư tưởng thần quyền có thể giết chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc của con người nhưng từ sâu thẳm sức sống con người vẫn luôn tiềm tàng chắc chắn có cơ hội sẽ thức dậy và bùng lên

c. Sự trỗi dậy sức sống tiềm tàng và khát vọng hành phúc của Mị

- Yếu tố tác động đến sự hồi sinh

+ Không gian mùa xuân ở Hồng Ngài: Hình ảnh, màu sắc, thanh đặc trưng vùng núi Tây Bắc tác động nhất định tới tâm lí nhân vật

+ Hơi rượu: Chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát vọng sống của Mị trỗi dậy là men rượu nồng

+ Âm thanh tiếng sao: có vai trò đặc biệt quan trọng, miêu tả nó như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị.Đó là biểu tượng tình yêu tự do theo sát diễn biến tâm trạng,là ngọn gió thổi bùng lên đốm lửa tưởng như đã nguội tắt

- Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

+ Dấu hiệu đầu tiên của sự sống đã trở lại trong Mị

Lòng Mị đang sống về ngày trước: Nhớ về quá khứ, về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời mình

Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng.Mẹ còn trẻ, Mị muốn được đi chơi

+ Phản ứng đầu tiên khi sự sống trỗi dậy: Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay ~> Ý thức được tình cảnh đau xót của mình, những giọt nước mắt tưởng như cạn kiệt trong đau khổ lại có thể lăn dài

+ Hành động

Lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng

~> Thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối, muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình

Quấn lại tóc, với tay lấy váy hoa~> Hành động trong vô thức, quên sự có mặt của A Sử, ngay cả khi bị trói cũng quên mình bị trói, tiếng sao vẫn dìu tâm hồn Mị theo cuộc chơi

~> Cặp đối lập hiện thực phũ phàng và khát vọng sống cho thấy tác giả đặt sự hồi sinh của nhân vật trong tình huống bi kịch cho thấy khát vọng sống mãnh liệt trên nền hiện thực phũ phàng làm sức sống ấy trở nên có phần dữ dội bộc lộ tư tưởng: Sức sống con người cho dù bị chà đạp trói buộc vẫn không thể chết mà như một ngọn lửa luôn âm ỉ cháy chỉ gặp dịp là bùng lên mãnh liệt

d. Mị trong đêm đông cắt dây trói cho A Phủ

- Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm, thản nhiên thổi lửa hơ tay

- Chỉ khi nhìn thấy giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ mới gợi lại cho Mị nhận ra, xót xa cho mình, từ thương người đến thương mình, nhận ra sự tàn nhẫn nhà thống lí khiến hành động của Mị mang tính tất yếu

- Quyết định cắt dây trói: Mị lo lắng, hoảng sợ, sợ mình bị trói thay A Phủ nhưng cuối cùng mị vẫn quyết định cứu . Nỗi lo lắng ấy chỉ là một khái cạnh của lòng ham sống, nó đã tiếp thêm cho Mị sức mạnh để vùng vẫy thoát khỏi số phận

~> Phản ứng tất yếu của con người khi ý thức được sự sống

* Mị và chị Dậu

- Cùng viết về số phận người phụ nữ chịu nhiều khổ cực, áp bức bởi cường quyền

- Ở họ đều mang vẻ đẹp tâm hồn , đặc biệt là sức sống của người phụ nữ Việt Nam

- Ở nhân vật Mị: khát vọng tự do, theo đuổi hạnh phúc dưới sức sống tiềm tàng trên con đường tự giải phóng mình

- Ở nhân vật chị Dậu: có sự phản kháng nhưng lại chưa tự giải phóng, giác ngộ được

Leave a Reply